Iraq phẫn nộ vì dự luật cho phép “cưỡng dâm trẻ em”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Đề xuất vừa được đệ trình lên Quốc hội Iraq, theo đó đề nghị hủy bỏ quy định độ tuổi tối thiểu để kết hôn đối với những bé gái người Hồi giáo đang thổi bùng làn sóng phản đối trên khắp nước này, thậm chí bị nhiều người xem như tấm giấy phép cho việc “cưỡng dâm trẻ em”.

Theo AFP, các nghị sỹ thuộc dòng Shiite bảo thủ tại Quốc hội Iraq hôm 31/10 vừa qua đã đề xuất sửa đổi đạo luật nêu rõ tuổi kết hôn tối thiểu là 18 tuổi được ban hành vào năm 1959 ở nước này. Đạo luật năm 1959 được thông qua chỉ ít lâu sau khi chế độ quân chủ ở Iraq sụp đổ, trong đó nêu rõ việc chuyển quyền quyết định các vấn đề liên quan đến gia đình từ giới chức tôn giáo sang cho Nhà nước và cơ quan tư pháp. 

Tuy nhiên, đến nay, dự luật vừa được công bố nhận xét dường như là sự quay ngược trở lại thời kỳ trước năm 1959. Bởi, dự luật này đề xuất cho phép bất cứ cô gái nào được kết hôn miễn là có sự đồng thuận của các lãnh đạo tôn giáo từ cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite hoặc Sunni mà cha mẹ của cô gái theo. Theo nghị sỹ độc lập Faiq al-Sheikh – một thành viên của Ủy ban pháp lý Iraq, nếu quy định nói trên được thông qua, nó sẽ khiến ý kiến của những thành viên có tiếng nói trong cộng đồng người Shiite và Sunni mang tính chất áp đặt đối với các thẩm phán. Vẫn theo ông al-Sheikh, trong lịch sử, người Hồi giáo từng cho phép những bé gái kết hôn khi mới 9 tuổi như Aisha cũng được cho chỉ 9 tuổi khi kết hôn với nhà tiên tri Mohammed.

Trên truyền thông xã hội ở Iraq những ngày qua đầy rẫy những lời chỉ trích đối với dự thảo luật mới được trình lên Quốc hội nước này. Sự giận dữ của người dân cũng đã lan ra các đường phố. “Đó sẽ là một đạo luật quý giá đối với nhóm Nhà nước Hồi giáo IS vì nó sẽ tạo vỏ bọc pháp lý để bao che cho hành vi hiếp dâm trẻ em của chúng”, ông Hadi Abbas, một quân nhân về hưu ở thành phố Kut, miền nam Iraq, nhận định. Còn giáo viên 40 tuổi Ali Lefta ở thành phố cảng Basra thì cho rằng luật nếu ra đời sẽ giết chết sự ngây thơ của trẻ nhỏ. Ông này cũng nhận định đây là luật mới nhất trong hàng loạt những đạo luật ngu ngốc được đưa ra dựa trên những lối suy nghĩ mang tính bộ lạc và xưng tội.

Các phái đoàn ngoại giao nước ngoài tại Baghdad và Liên hợp quốc đều đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối dự thảo luật này, cho rằng quy định như vậy là hành vi phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái. Nhiều người Iraq như cô Safia Mohssen, vốn là mẹ của 3 cô con gái, cũng phản đối dự luật. “Chúng ta đang trải qua chiến tranh, khủng hoảng, thất nghiệp nhưng quốc hội thì lại bận rộn với việc soạn ra những đạo luật xâm phạm các quyền của trẻ em. Những người Hồi giáo đó muốn đưa chúng ta quay trở lại thời Trung Cổ”, cô Mohssen chế giễu về các ưu tiên của giới nghị sỹ Iraq. Còn bà Majeda al-Tamimi – một nữ nghị sỹ của Iraq - thì cho hay bà tin tưởng rằng nhiều đồng nghiệp trong Quốc hội sẽ phản đối dự luật. 

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là dù luật có được thông qua hay không thì tại Iraq, những người phụ nữ như bà Umm Mohammed, sống ở tỉnh Zi Qar, vẫn phải kết hôn sớm vì với người dân ở đó, chuyện hôn nhân vẫn là việc gia đình. “Chỉ có gia đình mới biết khi nào con gái của họ đến tuổi dậy thì và ở tuổi nào thì có thể kết hôn”, bà Mohammed nói. Bà đã bị cha mẹ ép kết hôn năm 14 tuổi. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.