Iran ra tối hậu thư đàm phán với Mỹ

Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
(PLVN) - Nếu Mỹ muốn có một thỏa thuận với Iran, trước tiên nước này phải quay trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tehran với 6 cường quốc mà Washington đã từ bỏ 2 năm trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 25/8 tuyên bố.

Theo Reuters, trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Rouhani cho rằng chính sách gây áp lực tối đa của Washington đối với Iran “đã thất bại 100%”. “Nếu Washington muốn có một thỏa thuận với chúng tôi thì họ nên xin lỗi vì đã thoát khỏi thỏa thuận và quay trở lại với nó”, Tổng thống Iran nói.

Mối quan hệ căng thẳng kéo dài giữa Mỹ và Iran đã gần như bùng phát kể từ năm 2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ thỏa thuận mà người tiền nhiệm Barack Obama đã đạt được và áp dụng lại các lệnh trừng phạt đã làm tê liệt nền kinh tế Iran.

Đáp lại điều mà Washington gọi là chiến dịch “gây áp lực tối đa” để buộc Iran đàm phán một thỏa thuận mới, Tehran đã phá các giới hạn chính đối với hoạt động hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015, theo đó nước Cộng hòa Hồi giáo này chấp nhận hạn chế chương trình làm giàu uranium của mình để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

Ông Trump đã cam kết đạt được một thỏa thuận mới - theo đó ông sẽ tìm kiếm các giới hạn chặt chẽ hơn về làm giàu, chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran và can dự vào các cuộc xung đột khác nhau ở Trung Đông - trong vòng vài tuần nếu ông tái đắc cử vào tháng 11.

“Ông Trump đã nói rất nhiều... Tổng thống tiếp theo, dù đó là ông Trump hay ai khác, phải áp dụng một cách tiếp cận khác đối với Iran”, ông Rouhani tuyên bố.

Hôm tuần trước, chính quyền của ông Trump đã bắt đầu có những hành động để khôi phục các lệnh trừng phạt toàn cầu của Liên hợp quốc đối với Iran, bao gồm lệnh cấm vận vũ khí với lý do Tehran đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mặc dù chính Washington đã từ bỏ thỏa thuận đó 2 năm trước.

Các thành viên Hội đồng là Pháp, Anh và Đức (E3), cùng với Nga và Trung Quốc vẫn giữ nguyên thỏa thuận, đã bác bỏ động thái này là vô hiệu do Washington rời bỏ thỏa thuận và cho rằng hành động này gây tổn hại cho nỗ lực kiềm chế hoạt động hạt nhân của Iran.

Tin cùng chuyên mục

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.