Iran không có tên lửa tầm xa

Một quan chức quốc phòng của Nga hôm 3/1 khẳng định, Iran không có tên lửa tầm xa. Tuyên bố này là phản ứng đầu tiên của Matxcơva trước hàng loạt cuộc bắn thử tên lửa của Tehran gần eo biển Hormuz trong những ngày qua.

Một quan chức quốc phòng của Nga hôm 3/1 khẳng định,

Iran không có tên lửa tầm xa. Tuyên bố này là phản ứng đầu tiên của Matxcơva trước hàng loạt cuộc bắn thử tên lửa của Tehran gần eo biển Hormuz trong những ngày qua.

Tên lửa tầm ngắn Ghader được Iran bắn thử hôm 2/1. Ảnh: AFP
Tên lửa tầm ngắn Ghader được Iran bắn thử hôm 2/1. Ảnh: AFP

“Iran không có công nghệ để chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa hoặc tầm trung” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Vadim Koval nói với hãng thông tấn Interfax. “Và nước này sẽ không sở hữu những loại tên lửa như thế trong thời gian tới” - ông Koval nói thêm.

Đây là phản ứng đầu tiên của Nga sau hàng loạt thử nghiệm tên lửa mà Iran tiến hành trong hơn một năm qua, cũng như cuộc tập trận Velayat 90 mà hải quân nước này thực hiện từ hôm 24/12/2011 tại eo biển Hormuz.

Trước đó, Iran ngày 2/1 cho biết đã bắn thử 3 quả tên lửa Ghader gần eo Hormuz – cửa ngõ nối vịnh Ba Tư với vịnh Oman và là con đường huyết mạch vận chuyển 1/6 lượng dầu thô trên toàn thế giới.

Theo tuyên bố của Tehran, 2 trong 3 tên lửa trên có thể bay tối đa 200km – cự li thường được xếp vào loại vũ khí tầm ngắn -  dù báo chí Iran và người phát ngôn hải quân cho biết một quả tên lửa là “tầm xa”. Một quả tên lửa khác – tên lửa chống hạm Nasr - có tầm ngắn hơn, chỉ 35km. Tehran cũng đe dọa đóng eo biển Hormuz nếu các nước phương Tây không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.

Ngoài ra, hôm qua, Hãng thông tấn bán chính thức Fars dẫn lời Tư lệnh quân đội Iran Ataollah Salehi cho biết nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ hành động nếu tàu sân bay của Mỹ quay trở lại khu vực vùng Vịnh.

“Tôi thông báo, khuyên nhủ và cảnh báo họ (người Mỹ) về việc không nên đưa tàu sân bay của họ quay trở lại Vịnh Persian vì chúng tôi không có thói quen cảnh báo thêm một lần nữa” – ông Salehi nói, ám chỉ tàu sân bay USS John C. Stennis - một trong những tàu lớn nhất của hải quân Mỹ.

Hôm 29/12, tàu sân bay USS John C. Stennis cùng với tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường USS Mobile Bay của Mỹ đã đi qua eo biển Hormuz - trong bối cảnh Iran cảnh báo đóng cửa tuyến vận chuyển dầu quan trọng nhất của thế giới này. 

Trong một diễn biến khác có liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé hôm qua (3/1) đã lên tiếng thúc giục các nước châu Âu đưa ra “những biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn” đối với Tehran. “Tôi không nghi ngờ về việc Iran đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Bản báo cáo mới nhất của IAEA cho thấy rõ điều này ” – Ngoại trưởng Pháp Juppe phát biểu với kênh truyền hình I-Tele.

Ông Juppe cũng cho biết, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đề xuất việc “đóng băng các tài sản của ngân hàng trung ương Iran và ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu đối với Iran”. “Chúng tôi muốn các nước châu Âu đưa ra các biện pháp hành động tương tự cho đến ngày 30/1 để tỏ rõ quyết tâm của mình” – ông Juppe nói.

Tháng 11/2011, Mỹ, Canada và Anh đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới đối với  Iran trong bối cảnh có nhiều báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) – cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc – cho rằng Iran đã thực hiện một loạt các thử nghiệm có liên quan đến việc “phát triển các thiết bị hạt nhân”.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua 4 vòng trừng phạt với Iran sau khi nước này từ chối ngừng chương trình làm giàu uranium. Tổng thống Mỹ hôm 31/12 cũng đã ký một dự luật quốc phòng, trong đó có các biện pháp trừng phạt cứng rắn mới nhằm vào Ngân hàng trung ương và lĩnh vực tài chính của Iran.

Trong khi đó, giới chức Iran ngày 3/1 lên tiếng khẳng định việc đồng tiền của nước này giảm giá kỷ lục không liên quan đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Tehran cũng chối bỏ những cáo buộc từ các nước phương Tây rằng nước này đang phát triển vũ khí hạt nhân, khẳng định chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình.

Theo giới chức Iran, Tehran cần công nghệ hạt nhân để đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng.

Bảo An (theo BBC, AFP)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.