Iran để ngỏ khả năng rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

Cơ sở Fordow của Iran.
Cơ sở Fordow của Iran.
(PLVN) - Nếu các thành viên châu Âu không đảm bảo được việc thực thi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, Iran sẽ rút khỏi thỏa thuận, hãng tin Sputnik dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Arakchi cho biết.

Theo Sputnik, tuyên bố trên được Thứ trưởng Ngoại giao Iran đưa ra sau khi nước này hôm 6/11 vừa qua đã lần thứ 4 từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận và bắt đầu sử dụng máy ly tâm để làm làm giàu uranium tại một cơ sở ở Fordow.

“Tất nhiên, sẽ là như vậy”, ông Abbas Arakchi tuyên bố khi trả lời câu hỏi về việc liệu Iran có rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đạt được với các cường quốc năm 2015 hay không nếu các nước châu Âu không có hành động để cứu vãn thỏa thuận.

Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, tròn 1 năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran, Iran đã bắt đầu giảm các cam kết của nước này theo thỏa thuận.

Đến tháng 7/2019, Iran tuyên bố bước vào giai đoạn thứ 2 của việc giảm nghĩa vụ, làm giàu uranium ở mức mà nước này cần.

Sau đó, Iran đã tăng mức độ làm giàu uranium lên 4,5%, cao hơn so với mức giới hạn 3,67% được đặt ra theo thỏa thuận.

Đến đầu tháng 9, Iran lần thứ 3 từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hạt nhân khi đưa một loạt máy ly tâm vào làm việc.

Mới đây nhất, Iran đã nối lại hoạt động làm giàu uranium tại Fordow, thực hiện bước thứ 4 trong việc giảm các cam kết hạt nhân nhằm đáp trả áp lực ngày càng gia tăng của Mỹ và việc các bên châu Âu không hành động để cứu vãn thỏa thuận./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tăng cường hỗ trợ quốc tế với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bom mìn

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Ngoại giao cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chức Hội thảo khu vực về “Khắc phục hậu quả bom mìn vì hoà bình và phát triển bền vững: Chia sẻ kinh nghiệm khu vực và các tiến bộ quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn”.

Trung Quốc chi 240 tỷ USD cứu trợ các nước tham gia Vành đai và Con đường

Trong sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Trung Quốc đã chi 240 tỷ USD cứu trợ cho 22 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2008-2021. Đặc biệt, với những khoản cho vay trong những năm gần đây ngày càng tăng vọt khi nhiều quốc gia khác phải vật lộn để trả nợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc dự án Vành đai và Con đường, theo một nghiên cứu được công bố ngày 28/3.