IPO Hapro: Thương hiệu hay “đất vàng”?

IPO Hapro: Thương hiệu hay “đất vàng”?
(PLO) - Sở hữu nhiều mảnh “đất vàng” giữa Thủ đô, phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của TCty Thương mại Hà Nội (Hapro) thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc Hapro, ông Vũ Thanh Sơn, điểm mạnh của Hapro là hoạt động xuất nhập khẩu và bán lẻ, còn đất đai chỉ là địa điểm kinh doanh, tuy rất cần thiết nhưng chỉ là một trong những điều kiện để DN phát triển chứ không phải quyết định…

IPO khủng…

Vào ngày 30/3 tới đây, tại Sở GDCK Hà Nội ( HNX), Công ty mẹ - TCty thương mại Hà Nội (Hapro) sẽ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO).

Theo Phương án cổ phần hóa (CPH) được phê duyệt hồi tháng 11/2017, Hapro sẽ được CPH theo hình thức là kết hợp bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại DN vừa phát hành thêm để tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ sau CPH là 2.200 tỷ đồng, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/cổ phần với tổng số lượng cổ phần là 220.000.000 cổ phần. Trong đó: 75.926.0000 cổ phần (tương đương 34,51% vốn điều lệ) sẽ đấu giá công khai; Số cổ phần bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên làm việc tại DN là 1.074.000 cổ phần (tương đương 0,49% vốn điều lệ); Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 143.000.000 cổ phần (tương đương 65% vốn điều lệ).

Với gần 76 triệu cổ phần mang đấu giá, với mức giá khởi điểm bán đấu giá 12.800 đồng/cổ phần, nếu thực hiện thành công, Hapro sẽ thu về tối thiểu 971 tỷ đồng từ thương vụ này. Với giá trị IPO lên tới gần 1.000 tỷ đồng, phiên IPO của Hapro được xem là “bom tấn” năm 2018.

Điều gì đã làm nên sức hút của cổ phần Hapro? 

Thương hiệu mạnh Thành lập năm 2004, hoạt động chính của Hapro là kinh doanh thương mại dịch vụ, xuất nhập khẩu, phát triển hạ tầng thương mại. Với 14 năm xây dựng và phát triển, hiện tên tuổi của Hapro gắn liền với các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với 66 mã ngành. Trong đó, Hapro hướng đến trọng tâm xuất khẩu một số mặt hàng nông sản thực phẩm và kinh doanh thương mại nội địa gồm: bán lẻ, phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích và phân phối, bán buôn, sản xuất một số sản phẩm phục vụ xuất khẩu, kinh doanh nội địa...

Tại thị trường nội địa, một số mặt hàng chủ lực của tổng  công ty có sự tăng trưởng tốt như hạt điều, gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ.... Trong đó, hướng đến trọng tâm phát triển hệ thống kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành với mục tiêu trở thành DN hương mại lớn, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước.

Phát biểu tại Hội nghị đối ngoại của Hapro mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cũng đã khẳng định: Với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, hệ thống phân phối phát triển mạnh tại Hà Nội và một số tỉnh, TP, đã làm Hapro trở thành một trong những thương hiệu lớn, được người tiêu dùng Thủ đô và cả nước ưa chuộng. 

Thế nhưng, nói đến Hapro không chỉ nói đến thương hiệu.

“Đất vàng”…

Không chỉ biết đến với thương hiệp quen thuộc, có lẽ Hapro được các nhà đầu tư săn đón nhờ việc DN này đang quản lý, sử dụng và đầu tư vào nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại Hà Nội (Tràng Thi, Ngô Thì Nhậm, Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Cát Linh, Phạm Ngọc  Thạch...), cùng các thương hiệu tên tuổi như kem Thủy Tạ, vang Thăng Long, gốm Chu Đậu...

DN này hiện đang quản lý và sử dụng 183 cơ sở nhà, đất. Sau CPH, Công ty cổ phần tiếp tục quản lý sử dụng 114 địa điểm, trong đó có 96 cơ sở nhà, đất tại Hà Nội.

Được biết, tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của công ty giảm khoảng 450 tỷ chỉ còn 4.097 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm gần 250 tỷ xuống 2.122 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.975 tỷ đồng.

Theo LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch Cty Luật Basico, trong trường hợp của Hapro, DN này được định giá hơn 4.000 tỷ đồng, nhưng nhà đầu tư sẽ nhìn thấy những lợi thế có được từ những mảnh “đất vàng” mà DN này đang nắm thì nhà đầu tư có thể trả cao hơn rất nhiều để mua được.

Không phủ nhận những lợi thế của các địa điểm kinh doanh, song theo Tổng Giám đốc Hapro, ông Vũ Thanh Sơn, địa điểm là cần thiết cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các đơn vị có hệ thống bán lẻ và phân phối nội địa như Hapro, nhưng địa điểm chỉ là một trong những điều kiện để DN phát triển chứ không phải là yếu tố quyết định.

Được biết, trong chiến lược phát triển của mình, Hapro đặc biệt quan tâm tạo kênh hàng hóa đa chiều gắn với thương hiệu nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu xuất khẩu và thị trường trong nước, tiêu biểu với các mặt hàng như: hoa quả tươi, gạo, nông - lâm sản, thủ công mỹ nghệ, công nghệ phẩm, thủy hải sản chế biến, công nghiệp tiêu dùng. TCty cũng đẩy mạnh phát triển các cơ sở vệ tinh cùng các nguồn hàng trong và ngoài nước.

Đặc biệt, Hapro đặt mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 80% tổng doanh thu của TCty, đưa thương hiệu xuất khẩu Hapro trở thành thương hiệu quốc tế hàng đầu tại khu vực. Các thị trường trọng điểm mà Hapro đang nhắm đến hiện nay như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. 

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).