Indonesia: Tiêu chuẩn kép bảo vệ môi trường

Đốn gỗ lậu trong một khu rừng ở phía nam Sampit, Indonesia
Đốn gỗ lậu trong một khu rừng ở phía nam Sampit, Indonesia
(PLO) - Indonesia đang áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường. Tuy nhiên, tác động của các chính sách về môi trường đối với lượng phát thải do phá rừng vẫn chưa rõ ràng trong bản tường trình chính sách hiện tại.

Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế là phức tạp. Indonesia chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng làm xương sống của nền kinh tế, chiếm gần 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu của đất nước vạn đảo này. Tuy nhiên, các lĩnh vực này cũng góp phần vào khoảng 80% khí thải nhà kính của quốc gia (GHG), đặc biệt là nạn phá rừng chiếm tới 62% lượng phát thải quốc gia. 

Nỗ lực

Indonesia hiện đang áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác động môi trường tập trung chủ yếu vào việc sử dụng đất, thay đổi biện pháp canh tác và phát thải lâm nghiệp, trong đó 80% các hoạt động giảm phát thải quốc gia tập trung vào việc ngăn chặn nạn đốt phá rừng và cháy rừng. 

Những tiến bộ về môi trường của Indonesia được đánh dấu trong cuộc họp G20 năm 2011, trong đó Indonesia cam kết sẽ giảm lượng khí thải đi 26% vào năm 2020 và có thể giảm tới 41% nếu có sự hỗ trợ mạnh mẽ của quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo năm 2017 của Viện Nghiên cứu Thế giới cho thấy sự gia tăng phát thải GHG từ hầu hết các ngành của Indonesia. Việc thay đổi sử dụng đất nông và lâm nghiệp đã tăng từ 51% năm 2000 lên 65,5% vào năm 2013 và dự kiến trên 50% vào năm 2027. Tuy nhiên, tác động của các chính sách về môi trường đối với lượng phát thải do phá rừng vẫn chưa rõ ràng trong bản tường trình chính sách hiện tại. 

Sự mở rộng của ngành nông và lâm nghiệp đã dẫn tới nạn phá rừng ở quy mô lớn thông qua việc phá và chuyển đổi rừng, dẫn đến lượng phát thải GHG nhiều hơn. Từ năm 1997 đến năm 2012, sự mất đất rừng ở Indonesia đã tăng khoảng 15% so với năm 2004. Tại Indonesia, năm 2005 có hơn 50% diện tích đất trồng cọ lấy dầu là từ diện tích rừng nguyên sinh bị khai phá. Ngoài ra, 90% các đồn điền dầu cọ ở Kalimantan ngày nay cũng từ việc khai phá rừng nguyên sinh. Những thông tin này cho biết việc mở rộng ngành lâm và nông nghiệp đi cùng với đó là nạn phá rừng đang gia tăng ở Indonesia. 

Cơ sở Dữ liệu Phát thải Toàn cầu vào năm 2016 báo cáo rằng lượng khí thải từ than bùn và than đá của Indonesia vượt cả Mỹ, nền kinh tế lớn gấp 20 lần so với Indonesia. 

Để giải quyết những vấn đề này, Chính phủ Indonesia đã thông qua một số chiến lược chính sách bao gồm Chương trình Giảm, Chấm dứt phát thải và Phá hoại rừng (REDD +), lệnh cấm phá rừng và chính sách không đốt rừng. Tuy nhiên, các chính sách này không làm giảm nạn phá rừng do việc thực thi pháp luật yếu kém, các hệ thống sử dụng đất đai phức tạp, sự quản lý yếu kém của chính phủ. Những vấn đề đó đã khiến cho tình trạng này chưa được cải thiện nhiều. 

Indonesia đã trở thành nước đi đầu trong việc thực hiện REDD +. Tuy nhiên, REDD + ở quốc gia này hiện cũng gây ra những vấn đề phức tạp, đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư bản địa vốn chủ yếu phụ thuộc vào rừng dẫn đến các tranh chấp liên tục và thường là các dự án bị đóng cửa. Điều này chỉ ra rằng bất kỳ nỗ lực giảm nhẹ nào cũng phải xem xét các khía cạnh xã hội bởi vì các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng là nền tảng cho các hệ thống sinh thái xã hội phức tạp, do đó việc không tích hợp các yếu tố xã hội sẽ dẫn đến các vấn đề kinh tế - xã hội. 

Còn nhiều trở ngại

Việc tạm hoãn chuyển đổi rừng đã không có hiệu quả trong việc khắc phục nạn phá rừng. Quyết định tạm đình chỉ có hiệu lực từ năm 2011, nhưng việc mất diện tích rừng vẫn còn phổ biến và lệnh tạm ngưng liên tục bị treo. Ngoài ra, giấy phép nhượng quyền và giấy phép được phê duyệt trước năm 2011 có thể chồng chéo với Bản đồ quy hoạch của Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia và kết quả là nạn phá rừng vẫn tiếp diễn. Hơn nữa, lệnh cấm chỉ bao gồm các loại rừng nguyên sinh, không phải là rừng tái sinh, chiếm hơn một nửa diện tích rừng của Indonesia, có nghĩa là không thể bảo vệ được tổng diện tích rừng là 46,7 triệu ha với trữ lượng carbon và đa dạng sinh học cao. 

Một trở ngại rõ ràng nữa là kế hoạch mở rộng của ngành công nghiệp dầu cọ. Theo báo The Jakarta Post, hồi tháng 9/2017, Hiệp hội các nhà sản xuất Dầu cọ Indonesia (GAPKI) thông báo rằng "Indonesia dự định tăng sản lượng lên 42 triệu tấn vào năm 2020 để duy trì vị trí dẫn đầu toàn cầu" - gần gấp đôi tổng sản lượng năm 2012. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế tiếp tục có nguy cơ cháy rừng và than bùn, góp phần gây ra lượng phát thải C02 rất lớn do không có biện pháp phòng cháy. 

Có 2 vấn đề phụ thuộc lẫn nhau. Thứ nhất, quản lý rừng chưa được cải thiện. Thứ hai, mục tiêu giảm phát thải từ việc sử dụng đất, thay đổi việc sử dụng đất nông và lâm nghiệp khó có thể đạt được nếu duy trì hiện trạng. Các lựa chọn tốt hơn có thể bao gồm việc cải thiện thiết kế REDD + đặc biệt trong việc bảo vệ quyền của người dân, kéo dài thời gian tạm ngừng đến năm 2030 và tăng cường việc này bằng cách bao gồm các khu rừng thứ sinh và các khu rừng theo giấy phép giảm thuế và khôi phục 4,6 triệu ha rừng thoái hóa và than bùn.

Thêm vào đó, việc cung cấp các biện pháp khuyến khích tài chính quốc gia để chuyển đổi sản xuất nông và lâm nghiệp một cách bền vững hơn có thể là một cách để cắt giảm phát thải từ việc canh tác và sử dụng đất. Tuy nhiên, các biện pháp khuyến khích đó vẫn còn rất hạn chế và thường không đạt được ở tất cả các vùng trên toàn quốc.

Một vấn đề vẫn còn tồn tại là liệu các biện pháp giảm phát thải có thể phù hợp với chương trình nghị sự kinh tế của Indonesia, đặc biệt khi Tổng thống Jokowi đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là 7%, hay không. 

Những vấn đề trên giải thích rõ ràng 2 tiêu chuẩn trong lĩnh vực chính sách về môi trường ở Indonesia. Một mặt, nạn phá rừng luôn được chính phủ đề ra là phải giảm với tốc độ đáng kể. Mặt khác, các ngành nông và lâm nghiệp đang phát triển như một trụ cột kinh tế quan trọng trong khi các biện pháp đầy đủ và hiệu quả chưa được thực hiện để giải quyết các vụ cháy rừng và than bùn dẫn đến việc liên tục gia tăng phát thải...

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.