Indonesia đầu tư các hệ thống cảnh báo sớm động đất và sóng thần

Indonesia đầu tư các hệ thống cảnh báo sớm động đất và sóng thần
(PLO) - Ngày 24/12, tới thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi đợt sóng thần chết người xảy ra hôm 22/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố sẽ dành một khoản từ ngân sách quốc gia năm 2019 để thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm động đất và sóng thần tại Indonesia.

Theo Reuters, tính đến ngày 24/12, tổng số người thiệt mạng do sóng thần tại  Indonesia đã tăng lên thành 281 người. Ít nhất 1.000 người đã bị thương và gần 12.000 người sống ở khu vực ven biển đã buộc phải sơ tán đến những khu vực cao hơn do thảm kịch.

Người phát ngôn cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia Sutopo Purwo Nugroho cho biết số nạn nhân và thiệt hại về tài sản dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng. Cùng ngày, lực lượng cứu hộ Indonesia vẫn đang tiếp tục sử dụng các loại máy hạng nặng và cả tay không để đào bới trong những đống đổ nát với hy vọng có thể tìm được những người còn sống sót.

Cũng trong ngày 24/12, cơ quan khí tượng Indonesia xác nhận một mảng có diện tích 0,64km2, tương đương diện tích của 90 sân bóng, ở phía tây nam của núi lửa Anak Krakatau đã đổ sập xuống biển vào tối 22/12. “Việc này đã gây ra một trận lở đất dưới đáy biển và cuối cùng gây ra sóng thần”, ông Dwikorita Karnawati – người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia xác nhận. Theo giới chức Indonesia, những cơn sóng cao từ 2 đến 3m đã đổ ập xuống khu vực Eo biển Sunda, gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. 

Về lý do không dự báo được sóng thần, Người phát ngôn cơ quan giảm nhẹ thiên tai Indonesia Nugroho xác nhận hệ thống phao cảnh báo sóng thần của Indonesia đã không hoạt động từ năm 2012. “Tình trạng phá hoại, thiếu kinh phí và những lỗi kỹ thuật đã khiến hệ thống phao cảnh báo sóng thần hiện không hoạt động”, ông này cho biết. Vẫn theo ông này, trong đêm xảy ra thiên tai, Indonesia không có bất cứ hệ thống cảnh báo sớm sóng sóng thần nào hoạt động. “Sự thiếu vắng hệ thống này đã dẫn tới việc không phát hiện được sớm sóng thần”, ông Nugroho nói. 

Theo ông Nugroho, Indonesia hiện không có bất cứ hệ thống cảnh báo sớm sóng thần có thể phát hiện những đợt lở đất và phun trào núi lửa dưới đáy biển như vụ việc sóng thần xảy ra do động đất gây sạt lở dưới đáy biển tại thành phố Palu hồi cuối tháng 9 vừa qua.

Hiện, Indonesia mới có duy nhất hệ thống cảnh báo sóng thần do động đất được xây dựng từ năm 2008, vài năm sau khi trận động đất mạnh 9,3 độ gây ra sóng thần tại thành phố Banda Aceh, đảo Sumatra khiến 168.000 người Indonesia thiệt mạng năm 2004.

“127 ngọn núi lửa, chiếm 13% số núi lửa trên thế giới, là ở Indonesia. Một số nằm dưới đáy biển hoặc là các đảo nhỏ, khi phun trào có thể tạo ra sóng thần”, ông Nugroho nói về thách thức đối với chính phủ và các viện nghiên cứu của Indonesia trong việc phát triển các hệ thống cảnh báo. 

Thị sát hiện trường ngày 24/12, Tổng thống Indonesia Widodo đã yêu cầu các cơ quan chức năng của nước này thiết lập các hệ thống cảnh báo sớm động đất và sóng thần. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những đợt sóng thần do núi lửa phun trào sẽ khó có thể cảnh báo sớm được như sóng thần do động đất.

Đợt sóng thần hôm 22/12 đã đổ ập xuống khu vực ven biển tại Indonesia mà gần như không có dấu hiệu cảnh báo trước. Thời gian để lở đất và những cột sóng ập từ khu vực núi lửa tới bờ biển chỉ là 24 phút. Trước mắt, các chuyên gia đang cảnh báo một trận sóng thần khác có thể sẽ tấn công Indonesia khi núi lửa Anak Krakatoa tiếp tục hoạt động. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.