Indonesia chống tin giả trước thềm bầu cử

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giới chức Indonesia hiện đang đẩy mạnh cuộc chiến chống tin giả và những phát ngôn thù hận trực tuyến tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này diễn ra ít tháng trước khi đất nước có đông người Hồi giáo nhất thế giới bước vào cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2019.

Theo AFP, động thái của giới chức Indonesia được tiến hành trong bối cảnh các nhóm bảo thủ ở nước này trong những tháng gần đây đã khai thác mạng xã hội để lan tỏa nhiều tin giả vì nhiều mục đích khác nhau. Trong số các nạn nhân điển hình của các trò lừa đảo trên internet và các chiến dịch tung tin không đúng sự thật ở Indonesia thời gian qua có thể kể đến Thống đốc Jakarta Basuki Tjahaja Purnama. 

Vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, ông Purnama đã vấp phải chỉ trích nặng nề từ những người theo đạo Hồi sau khi một video đã được chỉnh sửa cho thấy hình ảnh ông này đang nhạo báng kinh Koran được đăng tải trên mạng internet. Đoạn video đã đưa tới các cuộc biểu tình quy mô lớn với hàng nghìn người Hồi giáo tham gia trên các tuyến phố của Jakarta. Ông Purnama hiện đang bị tống giam vì tội phỉ báng sau khi thất bại tại bầu cử.

Mới đây nhất, cảnh sát Indonesia đã trấn áp và bắt giữ các thành viên của tổ chức Đội quân mạng người Hồi giáo (MCA) – một tổ chức bao gồm các nhóm chuyên sử dụng Facebook, Instagram và Twitter để tấn công Chính phủ và kích động các phần tử cực đoan tôn giáo. Ông Gatot Eddy Pramono – người phụ trách các vấn đề xã hội ở Cơ quan cảnh sát quốc gia Indonesia – cáo buộc MCA đang muốn đẩy Chính phủ Indonesia vào tình trạng bất ổn và tạo xung đột xã hội. 

Theo cảnh sát Indonesia, tổ chức này chính là nhóm đứng sau tin giả cho rằng hàng chục giáo sỹ Hồi giáo đã bị những người cánh tả tấn công cùng nhiều thông tin mang tính kích động không đúng sự thật khác, như các thông tin nhằm vào những nhóm người không theo đạo Hồi và những người thuộc nhóm đồng tính, song tính và chuyển giới với mục đích kích động xung đột xã hội.

Trước đây, Indonesia từng chứng kiến việc tung tin giả trên internet, trong đó có các chiến dịch bôi nhọ, gây mất uy tín chống lại Tổng thống Joko Widodo trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống hồi năm 2014. Tuy nhiên, việc gia tăng trấn áp tin giả trên mạng xã hội được giới chức nước này tiến hành gần đây đã phản ánh lo ngại của họ về khả năng tin giả tác động đến chiến dịch bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2019 tới. Trước đó, vào tháng 6 tới, Indonesia sẽ tiến hành đồng thời các cuộc bầu cử chính quyền các địa phương. “Những tin giả đó là một mối đe dọa tới bầu cử”, ông Damar Juniarto, người điều phối của tổ chức vì quyền kỹ thuật số SAFENET của Indonesia, nói. 

Hồi tháng trước, Bộ thông tin và truyền thông Indonesia thông báo sẽ đưa vào sử dụng một phần mềm mới để nhận dạng các trang tin đăng tải các thông tin giả. Tổng thống Widodo hồi tháng 1 vừa qua cũng đã công bố quyết định thành lập một cơ quan an ninh mạng mới nhằm đối phó với khả năng lây lan tin giả. Ngoài ra, cảnh sát Indonesia cũng khẳng định sẽ cảnh giác cao độ với các tin giả trên mạng.

Mặc dù vậy nhưng việc chống tin giả ở Indonesia được cho là sẽ vẫn không hề dễ dàng bởi theo thống kê, khoảng 130 triệu người Indonesia, tương đương khoảng 1 nửa dân số của nước này – dành trung bình gần 3 giờ rưỡi trên mạng xã hội. Đây là một trong những tỉ lệ cao nhất trên thế giới. “Nhiều người nghĩ rằng tất cả các bài báo và video trên internet đều là thật. Họ không biết rằng trong đó có cả những tin giả”, ông Savic Ali – Giám đốc bộ phận truyền thông tổ chức Nahdlatul Ulama (NU) – cho hay.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.