’Hy sinh’ tên trường Am để... ghi dấu ấn cho Hà Nội

Đổi tên Trường THPT PTTH Chuyên Hà Nội - Amsterdam (thường được gọi là "trường Ams") là  dự định của thành phố Hà Nội để "chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Đổi tên Trường THPT PTTH Chuyên Hà Nội - Amsterdam (thường được gọi là "trường Ams") là  dự định của thành phố Hà Nội để "chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Học sinh nhà trường trong lễ khai giảng năm học 2008 - 2009.              Ảnh: Lê Anh Dũng
Học sinh nhà trường trong lễ khai giảng năm học 2008 - 2009.
Ảnh: Lê Anh Dũng

Đã có nhiều phương án đổi tên

Năm 2008, Hà Nội khởi công xây dựng Trường THPT Hà Nội - Amsterdam (đang đóng ở quận Ba Đình) sang một khu đất khác tại quận Cầu Giấy với tổng giá trị đầu tư 400 tỷ đồng. Đây  là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Để ghi dấu ấn cho ngôi trường ra đời vào đại lễ Thăng Long, thành phố  có ý định đổi thành một trường của Thăng Long - Hà Nội. Vị trí cũ của trường sẽ được bàn giao lại cho Trường THPT Nguyễn Trãi.

Ý định đổi tên trường của lãnh đạo thành phố bắt nguồn từ suy nghĩ thành phố muốn xây dựng một ngôi trường của Hà Nội, kiến trúc Hà Nội và cho người Hà Nội, do vậy đổi tên để phù hợp với công trình nghìn năm Thăng Long.

Logo trường
Logo trường

Theo một lãnh đạo Sở GD-ĐT,  đơn vị này sẽ phải nghiên cứu sao cho phù hợp nhất. Về tình cảm, thì rất muốn giữ lại tên, nhưng về lý thì "cũng muốn ghi dấu ấn của một ngôi trường xây dựng cho riêng Hà Nội".

Vị này cho biết, dự định đổi tên trường thành Trường Chuyên Hà Nội, nhưng tên giao dịch quốc tế sẽ để nguyên là Trường PTTH Chuyên Hà Nội - Amsterdam như trước đây.

Ngoài ra, phương án tên "Thăng Long - Hà Nội" cũng đã nghĩ đến, nhưng Hà Nội lại có Trường THPT Thăng Long, sẽ trùng tên.

Còn để tên là "Hà Nội - Thăng Long" thì không hợp lý, vì Thăng Long có trước Hà Nội.

Do đó, để tên là Trường THPT Chuyên Hà Nội và tên giao dịch quốc tế vẫn như cũ sẽ vừa đảm bảo được việc có một tên trường cho Hà Nội và đảm bảo thương hiệu đối với quốc tế - vị lãnh đạo này giải thích.

Tới đây, UBND sẽ có văn bản yêu cầu Sở bàn bạc rõ về việc này và Sở sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến.

Thầy trò đều muốn bảo lưu

Phó Hiệu trưởng Lê Thị Oanh, người gắn bó với trường ngay trong những ngày đầu thành lập cho biết, khoảng tháng 9/2008, trường nhận được một công văn nói về vấn đề chuyển đổi tên trường.

Ngay sau đó, trường đã họp gần 100 cán bộ công nhân viên lại và kết quả công văn trả lời rằng muốn giữ lại tên trường vì đó là vấn đề của lịch sử..

Chủ tịch nước đánh trống trong lễ khai giảng.
Chủ tịch nước đánh trống trong lễ khai giảng.

"Sau 25 năm hình thành và phát triển, trường đã ghi được nhiều dấu ấn về chất lượng giáo dục - đào tạo không chỉ ở Việt Nam mà còn khẳng định được trên trường quốc tế", bà Oanh nhấn mạnh.

Thông tin đổi tên trường Ams cũng được bàn bạc khá sôi nổi trên diễn đàn của Hiệp hội học sinh Hà Nội - Amsterdam.

Phần lớn các ý kiến trao đổi trên đó đều mong mỏi giữ lại tên của ngôi trường này.

Trần Quang Hưng, cựu học sinh Trường PTTH Hà Nội - Amsterdam khóa 2005-2008, hiện là sinh viên Trường ĐH Bowdoin, Mỹ chia sẻ, việc em xin được học bổng đi du học cũng là nhờ thương hiệu của trường đã khá nổi tiếng đối với các trường ĐH ở một số nước trên thế giới. Đồng thời, chỉ cần nói "là học sinh trường Ams" thì lập tức hồ sơ xin học bổng sẽ được chú ý ngay.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, kiêm Hiệu trưởng nhà trường không đồng ý với việc đổi tên trường, kể cả việc đổi tên Việt và giữ nguyên tên quốc tế. Theo ông Đại, tên tiếng Việt đã đổi thì phải dịch theo đúng tên quốc tế chứ không để khập khiễng được.

"Tên trường hiện nay đã được cả thế giới công nhận, thương hiệu bao nhiêu thế hệ mới tạo dựng được thì nên cứ để tên như vậy. Nếu đổi tên, vô hình chung đã lãng phí gần 25 năm xây dựng nên thương hiệu này".

Tuy nhiên, theo ông Đại, đến thời điểm này trường vẫn chưa nhận được công văn của Sở cũng như của UBND thành phố về việc này.

Sân trường trong khuôn viên ở đường Nam Cao (phường Giảng Võ,              quận Ba Đình).
Sân trường trong khuôn viên ở đường Nam Cao
(phường Giảng Võ, quận Ba Đình).

Ông Đỗ Đình Hồng, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố có chủ trương nhưng phải do Sở GD-ĐT đề xuất lên. Hiện nay, tên dự án xây dựng trường vẫn là Hà Nội - Amsterdam. Theo dự kiến, ngày 9/5/2010, trường mới sẽ khánh thành và khai giảng năm học đầu tiên. Nếu có đổi tên thì lúc đó mới đổi, còn hiện giờ vẫn là tên ngôi trường với vị trí đang hiện có.

Theo Vietnamnet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.