Huyện vùng cao Yên Bái dừng một số chương trình để tập trung phòng chống thiên tai

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhằm tập trung cho công tác phòng chống thiên tai và đảm bảo an toàn cho du khách, huyện Mù Cang Chải - Yên Bái dừng Chương trình công bố cây di sản Việt Nam và bản quyền các lễ hội.

Theo thông tin từ UBND huyện Mù Cang Chải - Yên Bái, trong thời gian này trên địa bàn huyện vẫn có mưa vừa, mưa to, kèm theo nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

Chương trình công bố quyết định công nhận cây di sản Việt Nam và bản quyền các lễ hội của huyện Mù Cang Chải phải tạm dừng để tập trung cho công tác phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra đồng thời cũng đảm bảo sự an toàn cho du khách đến huyện.

Chỉ có các hoạt động gồm Lễ mừng cơm mới của đồng bào Mông vào ngày 12/10 và giải chạy Marathon “MU CANG CHAI ULTRA TRAIL" năm 2024 được huyện Mù Cang Chải tiếp tục tổ chức.

Cây Thiết Sam Đông Bắc được cắm biển công nhận cây di sản Việt Nam hồi cuối tháng 8/2024. Ảnh: A Lù.

Cây Thiết Sam Đông Bắc được cắm biển công nhận cây di sản Việt Nam hồi cuối tháng 8/2024. Ảnh: A Lù.

Trước đó, vào hôm 30/8, ông Trần Xuân Dưỡng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải - Yên Bái, cho hay Ban quản lý Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức cắm biển công nhận Cây Di sản tại khu vực Tà Cay Đằng bản Nả Háng, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Hai cây được công nhận Cây Di sản Việt Nam gồm 1 cây Pơ Mu và 1 cây Thiết Sam Đông Bắc. Hai cây này hiện đang được bảo vệ tại khu vực Tà Cay Đằng, bản Nả Háng xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Trước tình hình phức tạp của bão lũ, vào hôm 11/9 UBND huyện Mù Cang Chải ban hành Công văn số 176 về việc hoãn tổ chức Lễ hội Sơn tra lần thứ nhất, Lễ hội mùa vàng năm 2024 và Hội thảo du lịch Mù Cang Chải điểm đến “Bản sắc - An toàn - Thân thiện" dự kiến diễn ra vào 20h tối 12/9.

Theo báo cáo mới nhất, hoàn lưu của cơn bão số 3 đã gây thiệt hại đến diện tích hoa màu và nhà cửa của người dân trên địa bàn huyện Mù Cang Chải. Trong đó, có 64 hộ dân nằm trong diện di dời khẩn cấp.

Tính đến hết tháng 9/2024, huyện Mù Cang Chải đã hỗ trợ với tổng kinh phí là 3,85 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ theo Quy định số 1758 là 1,96 tỷ đồng và hỗ trợ theo Quyết định số 11 của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái phân bổ đợt 1 là 1,89 tỷ đồng.

Tại buổi họp đánh giá về công tác khắc phục hậu quả bão lũ, bà Lương Thị Xuyến - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, yêu cầu các xã cần kiểm tra, tổng hợp lại danh sách, biên bản, đơn của các xã để gửi đến UBND huyện, chủ trì, đôn đốc kinh phí hỗ trợ xong trước ngày 15/10 và phấn đấu hoàn thành các nhà bị ảnh hưởng trước 30/10/2024. Riêng các hộ dân bị thiệt hại tại bản Lùng Cúng xã Nậm Có do không có sóng điện thoại nên không chi trả qua số tài khoản.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.