Huyền tích về người trinh nữ lập thành phố Cảng

Huyền tích về người trinh nữ lập thành phố Cảng
(PLO) - Người dân thành phố Cảng luôn nhớ về một vị nữ tướng tài, sắc vẹn toàn, người khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân Hải Phòng ngày nay. Chắc không phải ngẫu nhiên mà tượng người nữ tướng ấy trở thành niềm tự hào, một trong những biểu tượng của Hải Phòng.
Vốn là tiên nữ nhà trời
Theo “Sự tích Đức thánh mẫu Lê Chân” ở Đền Nghè, Hải Phòng, bà là người con gái quê ở một làng nhỏ là làng An Biên, huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Cha bà là Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó, sa cơ lỡ bước. Những ân nghĩa của ông ban ra làm dân chúng xa gần mến phục. 
Bà vợ ông là Trần Thị Châu cũng nổi tiếng là người thuỳ mị, đảm đang và nhân đức. Hiềm một nỗi hai ông bà tuổi đã cao mà chưa sinh được người con nào để vui cảnh tuổi già hôm sớm. Ông bà đã đi lễ bái, cầu phúc nơi cửa Phật. Nghe tiếng Yên Tử là nơi có ngôi chùa rất linh ứng, dù đường sá hiểm trở, hai ông bà cũng tìm đến tận nơi thành tâm cầu nguyện. 
Đêm ấy, ông Lê Đạo nằm mơ thấy 2 vị thiên sứ, một vị mặc áo xanh tay cầm kim mâu, một vị mặc áo tía tay cầm bảo kiếm dẫn ông lên thiên cung, ông bàng hoàng kinh sợ vội sụp lạy trước một vị đại quan ngồi trong điện, đầu đội mũ bách tinh, mình mặc áo bào vàng; bên trái, bên phải mỗi bên có một vị quan tay cầm giấy bút. Ông Đạo văng vẳng nghe thấy lời truyền bảo: “Nhà ngươi có phúc lớn, tiếng đến thiên đình. Nay nhân có một tiên nữ phạm lỗi, Ngọc Hoàng sai đày xuống trần 40 năm, cho đầu thai làm con nhà ngươi, sau sẽ làm rạng rỡ gia đình, con trai cũng không sánh kịp. Bỗng chuông trống chói tai làm ông chợt tỉnh, biết là nằm mơ. Vợ chồng ra về, một buổi sáng sớm, bà đi ra ngoài ấp thấy một vết chân lớn, đưa chân ướm thử, thấy người xúc động rồi có thai. Sau 12 tháng, ngày mùng 8/2, sinh được một con gái má phấn môi son, mày ngài mắt phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, ông bà đặt tên là Lê Chân. 
Nàng Lê Chân mỗi tuổi một lớn và càng xinh đẹp lại rất nết na, chăm chỉ. Đến năm 18 tuổi thì sắc đẹp và đức hạnh của nàng đã nổi tiếng khắp vùng. Thời ấy, nước ta đang bị bọn xâm lược nhà Hán đô hộ. Dưới thời đất nước bị xâm lăng, sắc đẹp mê hồn của nàng Lê Chân lại là một nguyên cớ gây cho gia đình nàng tai biến không ngờ. Một lần viên Thái thú Tô Định đi kinh lý qua miền Đông Triều, có kẻ nịnh thần tâu với Thái thú rằng Lê Chân là một tiên nữ giáng thế. Tô Định dùng quyền thế của mình để ép nàng làm vợ. Nhưng nàng Lê Chân một mực từ chối. Vì chuyện cầu hôn không thành mà Tô Định đã hãm hại cả bố mẹ nàng. 
Theo Trưng Nữ Vương dựng cờ khởi nghĩa
Căm giận quân cướp nước tham tàn, bỉ ổi, nàng Lê Chân quyết chí trả thù nhà, đền nợ nước. Nàng đã tìm được thầy dạy cho mình võ nghệ, binh thư. Khi võ nghệ đã tinh thông rồi, nàng bèn di cư đến đất An Dương để chiêu tập binh mã. Vùng đất An Dương lúc bấy giờ chỉ là một bãi đất phù sa mới bồi lên, lơ thơ mấy khóm cây dại, mấy túp lều tranh của phường chài lưới. Khi đến nơi, nàng bắt đầu khai khẩn đất đai, lập ấp mở làng, tích trữ lương thảo, sắm sửa vũ khí và thu nạp quân sĩ. Binh mã đã chuẩn bị sẵn sàng, nàng lên vùng xứ Đoài tìm gặp người đồng tâm mưu nghiệp lớn. 
Lê Chân đã gặp được hai bà họ Trưng là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh. Chồng bà Trưng Trắc là ông Thi Sách người huyện Châu Diên bị Tô Định giết, bà đang chiêu nạp binh mã, quyết chí phục thù. Trưng Trắc thấy nàng diện mạo khác thường, có chí khí bậc tài trai nên rất ưng ý, ngay hôm ấy phong là Thánh Chân Công chúa, ngày đêm bàn luận kế sách khởi nghĩa. Được nhân dân đồng thanh tán hưởng, kẻ góp sức, người giúp của, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã nhanh chóng lan rộng ra khắp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố. Chẳng bao lâu quân khởi nghĩa đã hạ được 65 thành. Bọn tàn quân Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải.
Hai Bà bèn xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. Bà Lê Chân được ban thưởng rất hậu và phong làm tướng cho trở về trấn giữ vùng cửa biển Đông Bắc, nơi quê hương bà. Bà Lê Chân trở về quê làng An Biên ở Đông Triều rồi đem quân dân sang huyện An Dương lập ấp mở trại, đặt ra An Biên trang. Bà dùng nhân công khai khẩn đất hoang, nơi vùng dọc theo sông Tam Bạc biến thành đồng ruộng trồng lúa và bãi dâu xanh tốt. Tiếp nối công đức của cha, bà Lê Chân mở lòng từ thiện cứu giúp người nghèo, khuyến khích nghề nông. Trong vùng, dân cư ngày càng đông đúc, trù phú. 
Tượng nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng
 Tượng nữ tướng Lê Chân ở Hải Phòng
Năm 43, Mã Viện lại đưa quân sang phục thù. Do tình thế bất lợi, căn cứ bị vỡ, Hai Bà Trưng tử trận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn, thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa, Mã Viện đem lực lượng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng không bảo toàn được lực lượng. Cuối cùng, Nữ tướng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết.
Linh ứng phù trợ dân lành
Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phường An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực đền Nghè bây giờ), thường rất linh ứng. Lúc này ở trang An Biên người và vật đều không được yên. Ban đêm mọi người mơ thấy Công chúa trở về bảo: “Nay ta đã hết hạn ở dưới trần, phải về chầu Thượng đế. Dân chúng nếu sớm ra bờ sông thấy có vật lạ nên rước về ấp thờ phụng, nếu không Hoàng Thiên sẽ trách phạt. Nhân dân tỉnh mộng, sớm hôm sau cùng ra bờ sông. 
Hôm ấy là mồng ba tháng giêng, bầu trời u ám, gió lớn mưa to, mặt nước sông cuộn sóng, thuồng luồng, rùa giải đua bơi, cá côn, cá kình rẽ sóng. Bỗng thấy một phiến đá trôi từ từ ngược dòng, dân các nơi dâng lễ cầu lạy, nhưng phiến đá không trôi vào. Dân trang An Biên trông thấy, lại gặp đúng phiên chợ, vào sắm lễ vật. Nhưng chỉ còn một sóc cua bể và một mâm bún, bèn dâng lên hương án rồi cùng nhau sụp lạy. 
Bỗng phiến đá dạt vào, cùng nhau nhìn kỹ thì ra là một tháp đá, trên tháp có một miếu đá, trong miếu ghi hàng chữ Thánh Chân Công chúa. Dân chúng cùng với người ở chợ rước phiến đá về ấp. Khi đến xứ Đồng Mạ có hình mộc, phiến đá rơi xuống, dân muốn di chuyển đến nơi khác nhưng không lay chuyển được nên làm đền quay về hướng Đông để thờ. Sau Công chúa rất linh thiêng. Nhân thế dân ấp cứ đến ngày mồng 3 tháng giêng đến miếu hành lễ (lễ phẩm dùng cỗ chay, tế xong có ca hát, đấu vật). Từ đó cầu mưa được mưa, cầu gió được gió. 
Một huyền tích khác, đến đời nhà Trần, Vua Trần Anh Tông đi dẹp quân Chiêm vào cướp phá hải phận nước ta. Một hôm Nhà Vua hành quân qua địa phận An Biên thì vừa lúc mặt trời gác núi, Vua cho dừng thuyền nghỉ. Đến đêm, Vua mộng thấy một phụ nữ, xiêm áo chỉnh tề đến tâu Vua rằng: “Thiếp tôi vốn là tướng của Vua Trưng bị giặc Hán sát hại. Sau khi mất, Thượng đế thương tình cho làm phúc thần xứ này. Nay Hoàng đế ra quân dẹp giặc, thiếp tôi nguyện xin âm phù vận nước, giúp đỡ ba quân, đợi tin chiến thắng, thần thiếp cũng rửa được hận cũ”. Nhà Vua tỉnh giấc, ghi vào kim chương để xem ứng nghiệm ra sao. Đến khi tiến quân thuyền trôi như bay, đến thẳng đất Chiêm giao chiến, quân Chiêm thua to, chạy tan tác. 
Dẹp yên giặc giã, Vua đem quân về triều xét công ban thưởng tướng sĩ có công, gia phong các thần, ban sắc cho Thánh Chân Công chúa, lại ban thêm tên hiệu đẹp là Nam Hải uy linh, sai đem rước sắc về xã An Biên, huyện An Dương làm lễ, cấp cho xã An Biên 100 quan tiền để sửa sang đền miếu thờ tự. Hàng năm, cứ đến ngày sinh mồng 8 tháng 2, ngày hóa 25 tháng Chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân An Biên nô nức đến đền Nghè cùng dâng lễ tưởng niệm vị nữ tướng. Từ đó về sau thường linh ứng giúp nước che chở cho dân, các triều đại đều có phong tặng, hương khói lưu truyền mãi mãi. 
Công khai phá và lập ra làng An Biên xưa và Hải Phòng ngày nay của bà Lê Chân mãi mãi được các thế hệ nhân dân quê hương bà không bao giờ quên. Tại trang An Biên xưa, nay là phố An Biên, thành phố Hải Phòng vẫn còn có đền Nghè thờ bà. Hàng năm nhân dân vẫn hương khói thờ phụng Lê Chân vị nữ anh hùng, người có công xây dựng và bảo vệ quê hương./.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.