Huyền thoại “chuyện tình” cây đa - thị ở đất Lam Kinh

Cây đa thị với bộ rễ khổng lồ đứng sừng sững uy nghi góc Tây Nam thành nội
Cây đa thị với bộ rễ khổng lồ đứng sừng sững uy nghi góc Tây Nam thành nội
(PLO) - Cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây Bắc, Khu di tích lịch sử Lam Kinh tọa lạc trên địa bàn xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) với bạt ngàn cây cổ thụ và những lăng tẩm, đền miếu, sân rồng nguy nga tráng lệ ghi dấu một giai đoạn lịch sử bi hùng của Hoàng đế Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 

Ngay góc thành nội phía Tây Nam sân Rồng của Lam Kinh là cây đa di sản trên 300 năm tuổi với bộ rễ chằng chịt, ôm trọn trong lòng nó một cây thị già đã chết khô gắn với huyền thoại một chuyện tình lãng mạn, “bi thương” của hai loài “mộc tinh” đa và thị. 

Một gốc hai cây

Theo các vị bô lão ở xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), cây đa này được xếp vào hàng “mộc tinh” (cây mọc lâu năm đã thành tinh) vì đã có tuổi đời trên 300 năm. Điều đặc biệt là cây đa cổ thụ này được gọi bằng cái tên là cây đa - thị hoặc cây “đa tình”. Vào năm 2013, cây đa trên được Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam quyết định công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ Lê Văn Bính (70 tuổi, người xã Xuân Lam, Thọ Xuân) cho biết: Sở dĩ “cụ” đa này có tên là “đa- thị” bởi nó một gốc 2 cây: cây đa và cây thị. Ông Bính cho biết, hồi ông còn bé xíu đã được bà nội kể cho nghe, chỗ cây đa bây giờ, trước kia là một cây thị. Bản thân bà nội ông Bính cũng không biết cây thị có từ bao giờ, chỉ biết đó là một cây thị đang sung sức, tán xanh tốt, tỏa rộng và rất sai quả. Mùa hè quả thị chín, theo gió đưa hương thơm ngát một vùng. Quả thị nhỏ, hơi dẹt, ăn có vị chát nhưng đậm, rất thơm.

Thời trước còn đói khổ, quả thị chín là món quà quý đối với trẻ con trong vùng nên quanh gốc thị lúc nào cũng có hàng đàn trẻ chơi đùa, chờ hưởng lộc từ cây. Trên tán lá, chim chóc kéo nhau về ăn quả, làm tổ, tiếng hót rộn rã suốt ngày đêm. Quá trình chim đến ăn quả thị, loài chim đã vô tình thả vào lòng cây thị mầm sống của một cây đa. Và như một cơ duyên, cây đa đã nảy mầm, phát triển trên cây thị. Quá trình cây đa sinh trưởng, bộ rễ khi sinh phát triển mạnh, dần ôm trọn lấy cây thị như đôi uyên ương “hai trong một” khiến từ đó có tên “cây đa - thị”.

Cây đa di sản trên 300 năm tuổi với tán lá có đường kính hàng trăm mét, tỏa bóng xuống sân Rồng
Cây đa di sản trên 300 năm tuổi với tán lá có đường kính hàng trăm mét, tỏa bóng xuống sân Rồng

Người dân vô cùng thích thú trước hiện tượng thiên nhiên thú vị “một gốc hai cây”. Người ta ví cây đa như một chàng trai trẻ sung sức, còn cây thị là người con gái “yếu liễu đào tơ” cần được che chở nên được cây đa ôm trọn trong lòng. Những năm trước kia, mỗi khi về Lam Kinh, du khách vô cùng thích thú khi được đắm mình dưới bóng lá quanh năm xanh tốt của loài “mộc tinh” nơi góc sân Rồng.

Cây đa và cây thị phát triển song hành, vừa âu yếm quấn quýt vừa cạnh tranh nhau khi các tầng cây, tán lá đua nhau vươn cao hơn để đón ánh mặt trời. Một hiện tượng thiên nhiên kỳ bí và thú vị và không kém phần lành mạnh, tích cực khiến du khách thích thú đến kinh ngạc. Mùa đông có quả đa, mùa hè có quả thị, bốn mùa chim chóc kéo đến làm tổ, ăn quả càng tô thêm vẻ hiền hòa của đất lành.

Vì mọc trên vùng đất thiêng Lam Kinh nên xung quanh câu chuyện về cây đa-thị được thêu dệt nên nhiều huyền hoặc, từng có thời gian đây được coi là biểu tượng của sự trường tồn của tình yêu, hạnh phúc. Các đôi uyên ương trẻ tìm đến gốc đa-thị cùng nguyện ước được chung bước trọn đời, còn các cặp vợ chồng ước được bên nhau đến đầu bạc răng long…

Huyền thoại một chuyện tình

Điều kỳ lạ là thông thường, với những cây đa “bóp cổ” khác, quá trình “bóp cổ” thường diễn ra không lâu do cây đa nhanh chóng hút hết dưỡng khí của cây chủ khiến cây chủ phải chết khô. Thế nhưng ở Lam Kinh, một thời gian dài cây đa và cây thị song hành trường tồn với một sức sống bất diệt.

Cầu kiều bắc qua sông Ngọc đi vào khu di tích
Cầu kiều bắc qua sông Ngọc đi vào khu di tích

Tương truyền mối tình “đa-thị” tồn tại ít nhất khoảng 300 năm- gần bằng tuổi đời của cây đa. Chính điều dị thường này càng thêu dệt nên những chuyện kỳ bí, linh thiêng về mối tình của loài “mộc tinh” ở mạch đất thiêng. 

Tuy nhiên, dù là “mộc tinh” thì cũng không tránh được quy luật tự nhiên. Qua đi giai đoạn thắm thiết song hành, cây đa ngày càng thể hiện vai trò “bành trướng” khi “bóp cổ” cây thị bằng bộ rễ khổng lồ bao trùm hút hết dưỡng chất của cây thị, tán lá của cây đa cũng khỏe hơn, vươn cao hơn khiến cây thị không thể đón được ánh mặt trời, cứ thế tàn lụi dần đi. Cho đến năm 2007, cây thị chết hẳn chỉ còn lại cây đa đơn độc đứng ở góc sân Rồng từ đó đến giờ. 

Bình luận về chuyện tình “đứt gánh” của cây đa và cây thị, dân gian cho rằng, cái gì quá cũng không tốt, cây đa tham lam, “đa tình” quá nên giờ đây phải sống cô đơn. Có điều, tuy cây thị đã chết nhưng cây đa vẫn đang ôm trọn gốc thị khô héo ở trong lòng nó. Theo lời kể của cô hướng dẫn viên xinh đẹp ở Khu di tích Lam Kinh, có một vị “tao nhân mặc khách” đến Lam Kinh, sau khi được nghe chuyện tình của cây đa-thị đã “tức cảnh sinh tình” bằng một bài thơ dài, trong đó có một câu rất thú vị nói hộ cõi lòng của cánh đàn ông: “Ngày xưa đa đã đa tình/Chứ đâu riêng chỉ anh em mình hôm nay…”. 

Theo quan sát của phóng viên, cây đa di sản hiện cao khoảng gần 30 mét, cành tán tỏa rộng đường kính cả trăm mét ra sân Rồng, bộ rễ gân guốc, vằn vện với những hình thù kì dị để du khách thỏa sức tượng tượng, gốc đa to đến 6 -7 người ôm không hết. Theo Ban Quản lý Khu di tích Lam Kinh, “cụ” đa này là nhân chứng sống lâu nhất của lịch sử bi hùng của vùng đất Lam Kinh.  

Lý giải hiện tượng “cây đa ôm cây thị”

Theo một nhà sinh vật học, câu chuyện gọi là huyền thoại tình yêu của cây đa-thị ở Lam Kinh thực chất cũng không có gì kỳ bí cả, đơn giản chỉ là hiện tượng cây đa “bóp cổ” mà thôi. Cây đa là loài thực vật phụ sinh, thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Hạt đa phát triển ra các rễ khí sinh, bao bọc cây chủ, hút khí và dưỡng chất của cây chủ nên gọi là cây đa “bóp cổ”.

Những chiếc rễ đa vươn chạm đất sẽ bám sâu vào đất, đan xen chằng chịt thành một mạng lưới siết chặt cây chủ. Trong khi bộ rễ khổng lồ bóp nghẹt cây chủ thì tán lá của cây đa cũng vươn cao, bao trùm, chắn hết ánh sáng của tán cây chủ khiến cây thị không quang hợp được, chết dần, chết mòn. Quá trình “bóp cổ” chỉ chấm dứt khi cây thị chủ chết. Theo người dân, quá trình “bóp cổ” của cây đa Lam Kinh kéo dài gần 3 thế kỷ.. 

Tin cùng chuyên mục

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".