Huyện Quốc Oai, TP Hà Nội: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai.
Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai.
Sau 4 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, huyện Quốc Oai đã phát triển được 110 sản phẩm.

Trong đó, huyện có 79 sản phẩm đã được UBND thành phố công nhận sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao và 31 sản phẩm trong năm 2022 đang được hội đồng thành phố đánh giá phân hạng. Đây là tiền đề quan trọng để Quốc Oai mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tăng thu nhập nhờ sản phẩm OCOP

Tham gia Chương trình OCOP, huyện Quốc Oai tập trung vào các nhóm ngành có thế mạnh như thực phẩm và thủ công mỹ nghệ để xây dựng thành sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm, ban đầu, các cơ sở sản xuất trên địa bàn còn hoài nghi về hiệu quả của chương trình.

Sau khi được tuyên truyền, tham quan học tập và hướng dẫn quy trình xây dựng sản phẩm, các chủ thể đều nhận thấy Chương trình OCOP giúp nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập nên tích cực tham gia.

Là đơn vị có sản phẩm được chấm điểm OCOP 4 sao, ông Hoàng Doãn Hòa, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở xã Tân Phú cho biết, nhờ tham gia Chương trình OCOP, doanh thu của cơ sở đạt hàng tỷ đồng/năm.

Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của gia đình làm ra như tranh tứ quý, hoành phi câu đối, bàn thờ ô sa, ngai thờ, cuốn thư... có tính mỹ thuật, độ tinh xảo cao nên nhận được nhiều đơn đặt hàng của khách.

Còn Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm Nguyễn Đình Tường khẳng định từ ngày được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm thịt lợn sạch của hợp tác xã đã có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố về ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bình quân mỗi tháng, hợp tác xã xuất chuồng 13-15 tấn thịt lợn sinh học và sản phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích, giò chả... doanh thu hàng tỷ đồng/tháng.

Đồng hành, hỗ trợ các chủ thể OCOP

Có được kết quả này, trong những năm qua, Phòng Kinh tế huyện đã hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện sản phẩm như hỗ trợ tem truy xuất nguồn gốc (QR code); hoàn thiện mẫu mã bao bì, thiết kế website và logo cho sản phẩm.

Cùng với đó, huyện Quốc Oai còn phối hợp với Văn phòng Điều phối chương trình nông thôn mới thành phố Hà Nội hỗ trợ 100% kinh phí kiểm nghiệm mẫu sản phẩm các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia triển lãm, giới thiệu hàng hóa tại các hội chợ...

Đặc biệt, huyện Quốc Oai lựa chọn được hai địa điểm để giới thiệu và bán sản phẩm OCOP là cửa hàng thực phẩm sạch Phủ Quốc Oai, địa chỉ tại 127 tổ dân phố Phố Huyện (thị trấn Quốc Oai); Cửa hàng kinh doanh thực phẩm Hợi Thương ở thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, giúp nhân dân được mua được những sản phẩm có chất lượng trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, để nâng tầm sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, huyện Quốc Oai đã xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, huyện tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng thương hiệu hàng hóa và liên kết sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP tới các tỉnh, thành phố, đồng thời hướng tới xuất khẩu.

Huyện xác định Chương trình OCOP là nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Huyện Quốc Oai có tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.720ha, được chia làm 3 vùng là ven sông Đáy, vàn cao, bán sơn địa; phù hợp để phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó, huyện đã quy hoạch, phát triển được các vùng sản xuất như vùng trồng cây ăn quả 1.220ha, vùng nuôi trồng thủy sản 1.328ha, vùng chăn nuôi hơn 100ha...

Ngoài ra, huyện Quốc Oai có 101 làng nghề, trong đó có 17 làng nghề truyền thống đang phát triển ổn định. Đây là tiềm năng lớn để huyện Quốc Oai phát triển Chương trình OCOP.

Để nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp, làng nghề cho người dân, trong năm 2022, huyện đã hỗ trợ các chủ thể tham gia Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đặc biệt, huyện Quốc Oai chọn 3 chủ thể có sản phẩm OCOP tiêu biểu tham gia hội thảo "Chuyển đổi số cho chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội"; 2 chủ thể tham gia Hội chợ giống vật tư thiết bị nông nghiệp, nông sản an toàn, sản phẩm làng nghề và sinh vật cảnh thành phố Hà Nội. Qua đó, giúp các chủ thể có thêm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP ra các tỉnh, thành phố và hướng tới xuất khẩu.

Đọc thêm

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.