Huyện Phú Lương phát huy thành tích, nỗ lực hoàn thành mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025

Huyện Phú Lương đặt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh. bền vững.
Huyện Phú Lương đặt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh. bền vững.
(PLVN) -  Với truyền thống cách mạng được vun đắp qua nhiều thế hệ cùng tinh thần đoàn kết, đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) luôn nỗ lực xây dựng, phát triển địa phương xứng tầm với những tiềm năng và thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi. Vì thế, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025, huyện đã đạt loạt kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực.

Những thành tích mà huyện Phú Lương đạt được cho thấy hiệu quả việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ huyện bằng việc giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và đánh giá cán bộ bằng sản phẩm. Công tác tổ chức xây dựng Đảng với việc thực hiện phân công bố trí cán bộ, công tác quy hoạch cán bộ cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2020-2025 đảm bảo yêu cầu;

Hội đồng nhân dân, UBND các cấp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; các hoạt động giám sát, chất vấn, trả lời chất vấn, tiếp xúc cử tri ngày càng đi vào chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào những vấn đề mà cử tri quan tâm. UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đã đoàn kết, thống nhất, tập trung chỉ đạo đồng bộ và đề ra nhiều giải pháp quyết liệt để điều hành triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Quá trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thực chất, hiệu quả. Cụ thể, huyện đã có 12/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 92,3%; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 1 xã được Trung ương chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm “xã nông thôn mới thông minh” thuộc chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.

Huyện phát triển 16 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, có 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Kinh tế huyện Phú Lương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Huyện đã ban hành 8 chương trình, kế hoạch; 9 đề án trên các lĩnh vực để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay 9/9 chỉ tiêu (21/25 chỉ tiêu thành phần) phát triển kinh tế - xã hội theo tiến độ đã đạt và vượt mục tiêu của nghị quyết.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng cao về chất lượng với tỷ lệ 97,73% xóm, tổ dân phố, 96,13% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, phát huy; Công tác thông tin, tuyên truyền, hoạt động của trang thông tin điện tử, bản tin nội bộ của huyện có nhiều tiến bộ, nội dung tin bài chất lượng tốt, tuyên truyền, phản ánh kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Lĩnh vực giáo dục giành nhiều kết quả ấn tượng, chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục giữ vững, 92,5% trường học đạt chuẩn Quốc gia; Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, 100% xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử của huyện từng bước được nâng cao, thành lập 214 tổ công nghệ số cộng đồng 1567 thành viên; 100% cơ quan nhà nước sử dụng chữ ký số; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của chính quyền (SIPAS) trong 03 năm 2020, 2021, 2022 liên tục xếp thứ nhất, thứ hai toàn tỉnh.

Cùng với đó, công tác an sinh xã hội được huyện triển khai thiết thực, kịp thời, hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm bình quân hàng năm đạt 1,19%; hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID - 19; thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện, thực hiện mô hình “Camera giám sát an ninh trật tự” tại 100% khu dân cư.

Dấu ấn nổi bật nữa, được đánh giá cao là công tác dân vận, hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng thực chất và hiệu quả, hướng hoạt động về cơ sở, phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân thực hiện mô hình “tuyến đường rộng - sáng - xanh- sạch - đẹp - an toàn - văn minh”.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải xuống địa bàn huyện Phú Lương tiếp xúc với người dân. Ảnh tư liệu địa phương.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải xuống địa bàn huyện Phú Lương tiếp xúc với người dân. Ảnh tư liệu địa phương.

Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đến hết nhiệm kỳ 2020 - 2025

Với phương châm “chủ trương đúng, quyết tâm thống nhất cao, hành động quyết liệt”, huyện Phú Lương phấn đấu đến năm 2024 sẽ trở thành huyện nông thôn mới, có hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao mức sống của nhân dân.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, thời gian tới, huyện sẽ tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm:

Phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh và thu hút các nguồn lực đầu tư trong mọi lĩnh vực, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện tốt các chương trình, đề án, tạo sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu trong nội ngành Nông nghiệp; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính để thu hút đầu tư vào địa bàn;

Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có tính chất liên kết vùng cao, đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chí của huyện nông thôn mới; phấn đấu năm 2024 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới;

Phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, trong đó phát huy tốt nhất lợi thế so sánh, nhất là đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có thế mạnh của huyện, như: Vùng chè Khe Cốc, vùng lúa nếp Vải xã Ôn Lương, Làng nghề bánh chưng xóm Bờ Đậu, Khu di tích lịch sử đền Đuổm và các giá trị văn hóa phi vật thể quốc gia... để thu hút đầu tư, phát triển các loại hình du lịch sinh thái, giáo dục truyền thống;

Phát huy sức mạnh, giá trị văn hóa, xây dựng con người văn minh, thân thiện; ưu tiên đầu tư nhiều hơn cho phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, y tế, nâng cao mức sống, thu nhập và hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Huyện đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng từ huyện đến cơ sở.

Tin cùng chuyên mục

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.