Huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) đổi thay từ tín dụng chính sách

Cuộc họp của Ban đại dịch HĐQT NHCSXH Tân Kỳ và biện pháp huy động nguồn vốn chính sách.
Cuộc họp của Ban đại dịch HĐQT NHCSXH Tân Kỳ và biện pháp huy động nguồn vốn chính sách.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, qua các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An), nguồn vốn này đã thực sự trở thành "điểm tựa" giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ chính sách ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần không nhỏ vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng thành công nông thôn mới ở nhiều địa phương.

Tạo động lực, khơi dậy tinh thần thoát nghèo

Tân Kỳ là một trong 11 huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 90km. Những ai từng đến Tân Kỳ ắt không quên những con đường xuyên rừng, lượn đồi này của 2 thập niên về trước. Hồi ấy, miền quê Tân Kỳ chỉ toàn đường đất đỏ bụi mù mịt vào mùa nắng, sình lầy vào mùa mưa. Không chỉ có riêng các tuyến đường “khổ ải” mà hầu hết 50 nghìn hộ dân Kinh, Thái, Thổ… ở 22 xã, thị trấn trên địa bàn cũng vô cùng gian nan, thiếu thốn cùng nền sản xuất nông, lâm nghiệp manh mún, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Trước thực tế đó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện đã đoàn kết chung một ý chí tìm các giải pháp phù hợp mở kế đưa quê hương từng bước đi lên trên con đường phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã miền núi Giai Xuân (Tân Kỳ).

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã miền núi Giai Xuân (Tân Kỳ).

Dù gặp không ít khó khăn thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiên tai, dịch bệnh COVID-19, các chỉ tiêu kinh tế của Tân Kỳ vẫn hoàn thành đúng kế hoạch, lĩnh vực an sinh xã hội được đảm bảo… Cụ thể, đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 7,52%. Diện mạo nông thôn miền núi thay đổi từng ngày; đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc được nâng lên, hộ khá, giàu ngày càng nhiều.

Theo ông Bùi Thanh Bảo, Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy huyện Tân Kỳ, nguyên nhân làm nên sự đổi thay diệu kỳ này thì nhiều nhưng một nguyên nhân không thể phủ nhận, đó là việc cấp ủy, chính quyền huyện đã huy động cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, ban ngành vào cuộc thực hiện đầy đủ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đây chính là động lực đánh thức khát vọng, ý chí thoát nghèo của người dân ở nơi gian khó thuộc miền tây xứ Nghệ.

Tín dụng chính sách phủ khắp làng quê Tân Kỳ

Đúng như đánh giá của ông Bí thư huyện ủy Tân Kỳ, kết quả đạt được của địa phương ngoài sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và sự hưởng ứng tích cực của đồng bào các dân tộc, trong đó có phần đóng góp quan trọng, hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tại địa bàn đã tập trung huy động được nguồn lực tài chính lớn và tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước.

Kiểm tra hộ nghèo vay vốn tại xã miền núi Tân Hợp (Tân Kỳ).

Kiểm tra hộ nghèo vay vốn tại xã miền núi Tân Hợp (Tân Kỳ).

Giám đốc NHCSXH huyện Tân Kỳ, ông Phan Thanh Tú cho biết: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ở Tân Kỳ đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến làng xã cùng với việc tập trung huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn giao cho NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Cụ thể, đến ngày 30/4/2024, UBND huyện và các xã, thị trấn đã quan tâm bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác chuyển sang NHCSXH 4.666 triệu đồng, góp phần nâng tổng dư nợ vốn chính sách toàn địa bàn đạt 649.744 triệu đồng với 21 chương trình tín dụng và 11.552 hộ vay vốn đang dư nợ.

Gần 650 tỷ đồng vốn chính sách đó đã được những cán bộ tín dụng chính sách huyện Tân Kỳ chuyển tải nhanh chóng, đến đúng các đối tượng thụ hưởng và đầu tư trực tiếp tới 100% làng, xã quê hương, bất kể ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Vốn tín dụng chính sách đã phủ kín huyện Tân Kỳ, tạo điều kiện thuận tiện hỗ trợ 35.280 hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp cho 3.252 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho 2.250 lao động, giúp cho 8.649 học sinh sinh viên vay được vốn học tập; hỗ trợ xây mới, cải tạo 9.393 công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn; sửa chữa, làm nhà ở kiên cố cho nhiều hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc khó khăn.

Cùng đó, nguồn vốn chính sách còn chung sức nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 3,5 triệu đồng/người năm 2002 lên 38,5 triệu đồng/người/năm 2022 (tăng hơn 11 lần so với trước khi thực hiện Chỉ thị 40) góp phần tạo sự sức bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế trang trại, gia trại đạt năng suất, thu nhập cao.

Gia đình bà Phan Thị Mái (xóm Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Phúc) năm 2011 thuộc diện hộ nghèo, nhưng các con của bà lại hiếu học. Vì vậy, nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền 128,6 triệu đồng đã giúp bà nuôi 3 con đi học đại học.

Bên cạnh đó, từ 16 triệu đồng nguồn vốn vay chương trình dự án phát triển lâm nghiệp, bà Mái đã mạnh dạn vay thêm 40 triệu chương trình cho vay hộ cận nghèo. Nhờ đó, đến nay các con của bà đã ra trường và có việc làm thu nhập cao và ổn định, cùng với gia đình trả nợ ngân hàng, tích cóp gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH.

Hay như gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh (xóm Xuân Sơn, xã Nghĩa Hoàn) đã sử dụng vốn vay ưu đãi tham gia cải tạo vườn tạp thành mô hình vườn mẫu, vườn chuẩn nông thôn mới được gần 3 năm.

Theo anh Mạnh, tham gia mô hình này, gia đình anh được vay vốn chính sách thuận lợi, đồng thời còn được hỗ trợ lại hệ thống vườn, đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả. Nhờ đó, trang trại của gia đình đã phát triển tốt, mang lại thu nhập cao, trả nhanh hết nợ, lãi cho ngân hàng. Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 150 triệu đồng.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách ở Tân Kỳ đã khởi dậy sức mạnh nội lực được huy động từ nguồn lao động tại chỗ, nâng cao ý thức giảm nghèo của người dân và huy động được sức mạnh tổng hợp từ cộng đồng xã hội đối với người nghèo. Cũng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, vùng miền núi dân tộc trên miền tây Nghệ An đã xích lại gần với miền xuôi, nghèo khó đang được đẩy lùi dần. Cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số tươi vui thêm.

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách trên miền núi Tân Kỳ vẫn tiếp diễn bền bỉ, hối hả. NHCSXH nơi đây luôn dốc sức chung lòng, tập trung huy động nguồn lực, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn về các làng quê, tiếp tục thực hiện sâu rộng Chỉ thị 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư, phục vụ đắc lực các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Kỳ - Nghệ An.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao

Quảng Ngãi nâng cao hiểu biết pháp luật cho phụ nữ vùng cao
(PLVN) - Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ vùng cao được các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi chú trọng thực hiện trong thời gian qua đã giải quyết những vấn đề cấp thiết, giúp phụ nữ vùng cao tự tin làm chủ được cuộc sống.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Ngày hội toàn dân

Mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất.
(PLVN) -  Đến thời điểm này, mọi phần việc chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, bản, khu phố tại Quảng Ninh đã hoàn tất, cử tri, nhân dân đã sẵn sàng, phấn khởi chờ đón ngày hội lớn.

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau

Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tại Cà Mau
(PLVN) - Ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội tỉnh Cà Mau, mới chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.