Huyện Mê Linh (TP Hà Nội): Bộ mặt nông thôn “thay da, đổi thịt”

Lãnh đạo huyện Mê Linh thăm mô hình trồng hoa ly tại xã Tự Lập.
Lãnh đạo huyện Mê Linh thăm mô hình trồng hoa ly tại xã Tự Lập.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau hơn 6 tháng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, huyện Mê Linh (TP Hà Nội) tiếp tục phát huy những thành quả đạt được và nỗ lực phát triển theo hướng đô thị.

Nông thôn đổi thay toàn diện

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình), Mê Linh đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt; đồng thời là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Theo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình, đến nay, 16/16 xã của huyện đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện cũng đẩy nhanh đầu tư thực hiện các đề án như: Đề án “Tập trung phát triển nhanh kết cấu hạ tầng khung đô thị, nông thôn theo hướng sinh thái, đồng bộ, hiện đại trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”; Đề án “Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng trên địa bàn huyện Mê Linh giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo”; Đề án “Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025”...

Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo, triển khai thực hiện một số cơ chế hỗ trợ, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản như: Thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô 60ha; thực hiện mô hình trình diễn hoa ly trồng chậu giống mới thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô 1.000m2 (5.000 chậu) tại xã Mê Linh, mô hình nuôi lúa - cá quy mô 3ha tại xã Tam Đồng…

Huyện Mê Linh đã phối hợp với Sở NN&PTNT thực hiện hỗ trợ và nghiệm thu các mô hình sản xuất nông nghiệp: mô hình sản xuất, sơ chế chuối quy mô 12ha tại xã Văn Khê; mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng hữu cơ quy mô 10ha tại xã Tam Đồng; mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu tại các xã Tam Đồng (30ha), Thanh Lâm (50ha)… và thu được kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, huyện tích cực triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi… vào sản xuất như: Cấy máy mạ khay, cấy theo phương pháp SRI, cấy hàng biên, sản xuất lúa hữu cơ, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao,…

Hoạt động chăn nuôi cũng phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra; quy mô phù hợp nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của thị trường. Diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định khoảng 402,8ha... Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 455 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Đường giao thông xã Tự Lập được giữ gìn xanh, sạch, đẹp.

Đường giao thông xã Tự Lập được giữ gìn xanh, sạch, đẹp.

Phát triển theo hướng đô thị

Hiện nay, các mô hình chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế thấp nhất tình trạng sản phẩm sau thu hoạch bị thương lái ép giá hay được mùa mất giá, giúp người sản xuất, tiêu thụ và người tiêu dùng phát triển sản xuất bền vững. Trên địa bàn huyện có 17 trang trại (5 trang trại trồng trọt, 11 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại tổng hợp). Hầu hết các trang trại đều ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, các sản phẩm có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Huyện Mê Linh cũng chú trọng, đẩy mạnh chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tính đến hết tháng 3/2023, toàn huyện đã có 75 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng đạt từ 3 sao trở lên. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP có ý nghĩa lớn trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện theo hướng phát triển nội sinh, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn.

Trong năm 2023, huyện phấn đấu đánh giá, phân hạng 20 - 30 sản phẩm đề nghị thành phố công nhận sản phẩm OCOP; hỗ trợ khoảng 3 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP huyện Mê Linh; tạo ra 5 - 10 sản phẩm mới có chất lượng, giá trị cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của địa phương; tiến hành xúc tiến thương mại và đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế…

Đến năm 2025 huyện Mê Linh có 8 xã (Liên Mạc, Tự Lập, Đại Thịnh, Tiến Thịnh, Tam Đồng, Thạch Đà, Kim Hoa, Vạn Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (tỷ lệ 50% số xã), 4 xã (Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thịnh, Thạch Đà) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (tỷ lệ 25% số xã), đối với 8 xã còn lại tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 -2025.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Có thể thấy, bộ mặt nông thôn Mê Linh đã có những thay đổi rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng theo hướng đô thị, cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, kinh tế nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác bàn giao nhà đại đoàn kết tại huyện An Minh, Kiên Giang.

Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang trao nhà đại đoàn kết và tặng quà gia đình chính sách

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024); Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang vừa đến thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT và bàn giao nhà đại đoàn kết trên địa bàn huyện An Minh và TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Đọc thêm

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ
(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.