Huyện Kiến Thụy (Hải Phòng): Phát huy cao nhất dân chủ ở cơ sở

Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình xây dựng NTM kiểu mẫu tại xã Đại Đồng.
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình xây dựng NTM kiểu mẫu tại xã Đại Đồng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, phát huy dân chủ ở mức độ cao nhất, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng được nhân dân đón nhận và đồng thuận cao.

Người dân là trung tâm

Tại huyện Kiến Thụy, xây dựng NTM kiểu mẫu đã từng bước định hình nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn theo hướng đô thị, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, chỉnh trang, xây dựng cảnh quan nông thôn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nhà ở dân cư.

Đến nay, 4 địa phương thực hiện xây dựng NTM năm 2022 - 2023 gồm xã Đại Đồng, Đại Hà, Minh Tân, Tân Trào đã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí xã NTM, 19/19 tiêu chí xã NTM nâng cao, 5/5 tiêu chí bắt buộc và 3 tiêu chí khuyến khích (giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự) để trở thành xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, xã Đại Đồng, xã Đại Hà, xã Minh Tân được UBND TP công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Xã Tân Trào hiện hoàn thiện xong hồ sơ đề nghị TP xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

Lãnh đạo huyện Kiến Thụy kiểm tra công tác xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

Lãnh đạo huyện Kiến Thụy kiểm tra công tác xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn.

Trao đổi với PLVN, ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy khẳng định: Để việc phát huy dân chủ ngày càng có hiệu quả, mang tính bền vững và lâu dài ở các xã, đặc biệt là trong quá trình xây dựng NTM hiện nay, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy; sự thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, có trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân.

Nhờ đó, trong quá trình thi công các công trình giao thông, 4 xã tại huyện Kiến Thụy đã vận động được hơn 1.400 hộ dân hiến gần 30.000m2 đất gồm trên 20.000m2 đất nông nghiệp, gần 10.000m2 đất thổ cư. Tính riêng 3km tuyến đường 404 đoạn qua xã Đại Hà, chính quyền địa phương đã vận động thành công 97 hộ dân tự nguyện hiến đất, trong đó chỉ có 11 hộ dân được nhận hỗ trợ vật kiến trúc. Đây là những con số ‘‘biết nói”, khẳng định sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự đồng thuận cao của người dân Kiến Thụy để việc xây dựng NTM thực sự là một phong trào lan tỏa.

Xuất phát từ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, huyện Kiến Thụy đã xây dựng được nhiều cách làm hay trong công tác vận động nhân dân hiến đất như: Mời các cụ cao tuổi và người có uy tín trong làng xã vận động nhân dân; đảng viên gương mẫu, đi đầu và giao cho đảng viên phụ trách vận động một số hộ dân; thành lập các tổ công tác gồm đại diện các phòng ban của UBND huyện trực tiếp lắng nghe, giải quyết vướng mắc của nhân dân…

Bà Đỗ Thị Chưa (76 tuổi, thôn 5, xã Đại Hà) chia sẻ: ‘‘Cùng với bà con, gia đình tôi đã hiến hơn 50m2 đất thổ cư với chiều dài 21m dọc thửa đất để mở rộng đường NTM. Nhờ đó con đường vào thôn 5 được thay “áo mới”. Sống đến tuổi “gần đất xa trời” như thế này, nay tôi mới thấy quê hương mình khang trang, giàu đẹp như vậy”.

Vẫn còn những khó khăn

Bên cạnh những thành quả như trên, việc triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu tại huyện Kiến Thụy cũng gặp một số khó khăn nhất định. Trong đó, tiến độ triển khai thi công một số công trình giao thông còn chậm do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Nhận thức của một số người dân còn hạn chế, chưa thấy hết những giá trị, lợi ích mang lại khi xây dựng NTM kiểu mẫu, chưa vì mục tiêu phát triển chung của địa phương.

Ông Phạm Đức Tô, Chủ tịch UBND xã Đại Hà cho hay: Cùng nguồn gốc đất, cùng vị trí đất, tuy nhiên, nhiều trường hợp tại địa phương được chi trả phần hỗ trợ khác nhau do thời điểm làm bìa đỏ khác nhau, chỉ giới đường giao thông cũng thay đổi theo từng thời kỳ.

Không chỉ vậy, sau khi hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu, đến nay, 17 hộ dân hiến đất thổ cư tại xã Đại Đồng chưa hoàn thiện việc đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân xuất phát từ việc bản đồ hoàn tuyến (tuyến đường NTM kiểu mẫu - PV) chưa xong, do đó, chưa có cơ sở để các phòng chức năng của huyện Kiến Thụy hoàn thiện thủ tục đính chính nói trên.

Các tuyến đường được mở rộng, làng quê thay “áo mới".

Các tuyến đường được mở rộng, làng quê thay “áo mới".

Lý giải nguyên nhân của những tồn tại, lãnh đạo huyện Kiến Thụy cho rằng việc triển khai thực hiện chương trình NTM kiểu mẫu liên quan đến nhiều quy trình thủ tục, đòi hỏi cần có thời gian để hoàn thành khối lượng công việc lớn. Ngoài ra, một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp với thực tế, đặc biệt là đơn giá áp chi trả tiền vật kiến trúc cho các hộ dân.

Thời gian tới, huyện Kiến Thụy sẽ tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thành đồng bộ các tuyến đường giao thông, điện chiếu sáng, khu xử lý chất thải bảo đảm đúng quy định đối với các xã NTM giai đoạn 2023 - 2024 gồm: Ngũ Phúc, Du Lễ, Hữu Bằng, Đoàn Xá. Cùng với đó, huyện cũng lồng ghép các chương trình, tăng cường công tác thu ngân sách, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực đầu tư các nội dung còn lại của Bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2025, 100% các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Là lãnh đạo của địa phương “về đích” sớm nhất trong quá trình xây dựng NTM kiểu mẫu tại Kiến Thụy, ông Lương Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đồng chia sẻ: Để triển khai tiêu chí đường giao thông được hiệu quả, ngay từ ngày đầu tiên, lãnh đạo xã đã cùng với đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa để xác định vị trí cắm tuyến, bảo đảm uyển chuyển, nắn chỉnh đường giao thông sao cho hợp lý với việc vận động người dân hiến đất, ưu tiên việc cắt tường bao, hạn chế việc tháo dỡ nhà dân.

Đọc thêm

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.