Huyền bí lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu “hoa lửa” của các chàng trai Pà Thẻn.
Vũ điệu “hoa lửa” của các chàng trai Pà Thẻn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những chàng trai thay nhau nhảy múa trên đống than lửa cháy rực nhưng tay chân không bị bỏng và quần áo không bị cháy. Họ dường như có một sức mạnh vô hình, kỳ bí khi bước lên giàn lửa. Mang màu sắc tâm linh và huyền bí, Lễ hội Nhảy lửa (cầu lửa, Pò dính) truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người.

Nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian vui với dân làng

Đến nay, Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã hai lần được vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Pà Thẻn, còn có tên Pà Hưng…, thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao, là một dân tộc thiểu số có dân số dưới 10.000 người, cư trú chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình (Hà Giang); Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình (Tuyên Quang).

Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là Thần Lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Diễn ra vào lúc nông nhàn, khi mọi công việc đồng áng đã xong, Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức vào khoảng từ 16/10 âm lịch năm trước đến 16/1 âm lịch năm sau. Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân rộng ở thôn và chia làm hai phần: cúng trước khi mặt trời lặn, diễn ra khoảng 3 - 4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối, diễn ra trong khoảng 1 tiếng, bắt đầu vào khoảng từ 19h.

Nhảy múa trên giàn lửa nhưng không ai bị bỏng.

Nhảy múa trên giàn lửa nhưng không ai bị bỏng.

Trong phần nghi lễ thứ nhất, người Pà Thẻn tổ chức lễ “kéo chày”. Lúc này, thầy Mo cầm một chiếc chày dựng thẳng trên đất (chày được làm bằng một đoạn gỗ hoặc cây vầu, có đường kính khoảng 10 cm, dài từ 2,5-3m), xoay đi xoay lại mấy vòng và niệm thần chú. Còn hai thanh niên cường tráng ôm chặt phần trên và dưới của chày. Vừa xoay chày, thầy Mo vừa đọc thần chú, sau đó như có một phép thuật mà không ai có thể diễn tả nổi, chiếc chày tự xoay và nâng lên khỏi mặt đất, mặc dù hai thanh niên ra sức kéo xuống cũng không thể kéo được. Lúc này hàng chục thanh niên trai tráng trong bản hè nhau kéo chày xuống cũng không kéo nổi. Chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.

10 năm nhảy múa trên than hồng chưa bao giờ bị bỏng

Mở đầu nghi lễ Nhảy lửa, thầy Mo bày các lễ vật lên mâm cúng, thắp hương tế cáo trời đất, tổ tiên. Lễ vật cúng tế gồm một con lợn, rượu, giấy cúng, đèn hương… Đầu tiên, thầy cúng sẽ gọi mời thần linh tới tham gia lễ và nhập vào các học trò. Khi thầy Mo gõ vào đàn gỗ, làm lễ cúng, những người tham gia nhảy lửa (chỉ dành cho nam giới, một lễ hội thường có 8-10 người nhảy múa trên lửa) sẽ ngồi đối diện với thầy và được làm phép “nhập ma”.

Trước kia, phụ nữ Pà Thẻn cũng nhảy lửa như nam giới. Tuy nhiên, trong quá trình nhảy múa, trang phục của một số người bị xô lệch. Các cụ già khi xem thấy không chấp nhận được nên đề nghị thầy Mo xin với Thần Lửa và tổ tiên khoá cửa nhập đồng đối với người phụ nữ. Từ đó người phụ nữ Pà Thẻn không thể nhảy múa trên đống than lửa như nam giới.

Toàn cảnh Lễ Nhảy lửa huyền bí. Ảnh: Giang Lam - Lê Đức

Toàn cảnh Lễ Nhảy lửa huyền bí. Ảnh: Giang Lam - Lê Đức

Nghệ nhân, thầy Mo Phù Văn Thành (ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) cho biết, mở đầu thầy Mo gọi hết tên 28 sư thầy về đầy đủ rồi khấn: “Hôm nay, tôi triệu tập các sư thầy và quan binh về đây, không phải vì lý do lễ tết hay ma chay, mà gọi về đây vì các học trò và muôn dân muốn được thưởng thức một Lễ hội Cầu lửa, để xua đi tà ma, đem lại niềm vui cho mọi người, đem lại ấm no cho mọi nhà”. Khi được các thần đồng ý, thầy Mo sai các học trò châm lửa vào đống củi. Đống củi to được đốt cháy thành than đỏ rực. Trong lúc đó, thầy Mo tiếp tục gõ đàn Pàn dơ và lắc Pà sán tầu, miệng lẩm nhẩm đọc các bài cúng. Khoảng 20 - 30 phút sau, người từng chàng trai bắt đầu rung lên, ánh mắt tự nhiên khác lạ, đầu lắc đi lắc lại như đang nhập đồng. Người Pà Thẻn cho rằng, lúc này các thần ở trên trời đã xuống và nhập vào những người đó.

Khi đã ở trạng thái xuất thần, chàng trai Pà Thẻn lao vào đống than lửa cháy rực nhảy múa trên đống lửa với đôi chân trần. Anh ta dùng tay bốc than đỏ tung lên, vẫy vùng phá lửa, xung quanh người nhảy phủ kín một màu đỏ rực rất đẹp mắt. Có người còn bốc than hồng cho vào mồm nhai. Nhảy múa một lúc, hết sức mạnh, họ tự bị đẩy ra khỏi đống lửa, trở về ngồi lễ và lại lắc lư trong tiếng nhạc, chờ thần linh ban tiếp sức mạnh cho đợt nhảy mới. Anh Phù Văn Hồng (ở thôn Thượng Minh) cho biết: “Tôi nhảy lửa 10 năm rồi và chưa bao giờ bị bỏng. Những người khác cùng tham gia nhảy lửa như tôi cũng vậy, chân tay vẫn nguyên lành, không bị tổn thương gì cả”.

Việc nhảy lửa cứ thế diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ. Lễ hội kết thúc, thầy Mo đọc bài cúng cảm ơn các vị thần đã xuống góp vui cho dân làng, cầu mong các vị thần phù hộ cho dân làng được ấm no, mạnh khỏe, hẹn lần nhảy lửa sau sẽ lại mời các thần xuống tham gia.

Tin cùng chuyên mục

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đọc thêm

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.