Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam): Nhiều giải pháp duy trì hoạt động chợ Trà Giác

Được kỳ vọng rất nhiều, nhưng khu chợ phiên Trà Giác hiện rơi vào cảnh “đắp chiếu”.
Được kỳ vọng rất nhiều, nhưng khu chợ phiên Trà Giác hiện rơi vào cảnh “đắp chiếu”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo người dân địa phương, nguyên nhân khiến khu chợ này bỏ hoang do đại dịch COVID-19 bùng phát khiến họ không đến chợ. Hơn nữa, do nhiều người chưa quen với kiểu kinh doanh, buôn bán tập trung trong chợ. Ngoài ra, địa hình miền núi hiểm trở, xa xôi đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, người dân ngại đến các điểm tập trung.

Chợ tiền tỉ bị bỏ hoang sau dịch COVID-19

Đầu tư gần 1 tỷ đồng vốn ngân sách để xây dựng khu chợ phiên giúp người dân 3 xã miền núi Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có nơi họp chợ để trao đổi, mua bán hàng hóa. Nhưng ngôi chợ xây xong lại rơi vào cảnh “đắp chiếu”.

Khu chợ phiên xã Trà Giác do Phòng Kinh tế và Hạ tầng (KT&HT) huyện Bắc Trà My làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí xây dựng hơn 930 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách huyện. Tháng 9/2018, khu chợ hoàn thành, đưa vào sử dụng và hoạt động theo phiên, mỗi tháng 3 ngày (từ ngày 1 đến ngày 3).

Khu chợ nằm cách QL40B chừng 100m, được kỳ vọng là địa điểm để người dân 3 xã miền núi huyện Bắc Trà My gồm Trà Giác, Trà Giáp và Trà Ka có nơi họp chợ trao đổi, mua bán hàng hóa; kích thích sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Khu chợ còn là địa điểm đáp ứng yêu cầu quy hoạch ngành thương mại của UBND tỉnh Quảng Nam đến 2020, định hướng 2025. Thế nhưng, chỉ họp vỏn vẹn một vài lần sau ngày khánh thành, khu chợ phiên này đã bị người dân “lãng quên”, bỏ hoang đến nay. Công trình giờ cỏ mọc, rêu phong, nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Theo quan sát của PV, hiện trạng khu chợ hiện nay nền xi măng bong tróc, xung quanh nền chợ cỏ mọc um tùm. Khu chợ xuống cấp, không hoạt động, một số người dân địa phương mang nông sản ra bày bán bên ven QL40B, nguy cơ mất ATGT.

Chị Hồ Thị Do (SN 1986, ngụ xã Trà Giác) cho biết, những ngày đầu mới đi vào hoạt động, có khá đông người dân gùi các mặt hàng nông sản xuống đây bày bán. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn, người dân không tập trung mua bán nữa và chợ bỏ hoang đến nay đã 5 năm. Một số ý kiến cho rằng đây là một sự lãng phí, ở huyện miền núi, để bỏ tiền ra xây được cái chợ như vậy không dễ dàng, mong chính quyền địa phương tìm cách khởi động lại khu chợ.

Theo người dân địa phương, nguyên nhân khiến khu chợ này bỏ hoang do đại dịch COVID-19 bùng phát khiến họ không đến chợ. Hơn nữa, do nhiều người chưa quen với kiểu kinh doanh, buôn bán tập trung trong chợ. Ngoài ra, địa hình miền núi hiểm trở, xa xôi đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, người dân ngại đến các điểm tập trung.

Huyện đưa ra nhiều giải pháp

Nói về thực trạng chợ phiên xây xong bỏ hoang, Chủ tịch UBND xã Trà Giác, ông Đinh Văn Linh cho biết, việc xây dựng chợ là chủ trương đúng đắn nhằm kích cầu phát triển kinh tế cho 3 xã Trà Giác, Trà Ka và Trà Giáp. Nhưng do người dân vẫn còn tâm lý tự cung, tự cấp hàng hóa và sản phẩm làm ra chưa nhiều để phát triển buôn bán tập trung. Ngoài ra, đa số người dân cả 3 xã đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở các nóc, bản làng trên núi, đời sống còn nhiều khó khăn; dân cư phân bố rải rác; nên để đến chợ phiên họ phải di chuyển quãng đường núi khá xa, trong khi lượng hàng hóa, nông sản mang ra bán lại không nhiều.

Khu chợ được đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng.

Khu chợ được đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng.

Địa phương đã nhiều lần tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia họp chợ. Đồng thời đưa ra một số giải pháp như cán bộ, đảng viên có nuôi gà, lợn, trồng rau mang ra chợ bán, làm gương cho bà con, nhưng chỉ được một thời gian và không mang lại hiệu quả cao.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Hữu Sự, Trưởng phòng KT&HT huyện Bắc Trà My (đại diện chủ đầu tư dự án) chia sẻ, giờ có nhiều thương lái lên đến tận nóc, tận các bản làng để thu mua nông sản của bà con; cũng trở thành nguyên nhân người dân bỏ thói quen phải mang hàng xuống chợ phiên bán. Một phần khác cũng vì tập quán của một số làng bản chưa thích nghi với việc kinh doanh buôn bán trong chợ, chưa mặn mà với việc mang hàng ra bán tập trung.

Theo ông Sự, quan điểm, chủ trương của huyện tiếp tục duy trì hoạt động chợ Trà Giác. Huyện đã tập trung chỉ đạo và giao UBND xã Trà Giác quản lý tốt cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân 3 xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Ka đẩy mạnh sản xuất, đưa nông sản, hàng hóa ra chợ để buôn bán, tránh trường hợp bán cho những thương lái mua hàng trực tiếp với giá rẻ.

Đồng thời, triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra nhiều sản phẩm với số lượng đảm bảo cung ứng thị trường tiêu dùng. Gắn kết với ngành Văn hóa - Thông tin để đưa các mô hình văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số đến sinh hoạt giao lưu, thu hút du khách đến tham quan, mua sắm.

Thời gian tới, chính quyền huyện sẽ kiến nghị với UBND tỉnh, Sở Công Thương làm cửa hàng xăng dầu, trạm dừng chân và kết hợp buôn bán ở khu chợ phiên này. Cốt lõi của khu chợ, địa phương muốn tạo ra một địa điểm kinh doanh để từng bước thay đổi tư duy buôn bán của người dân, tăng thêm giá thành sản phẩm, từ đó đời sống kinh tế người dân được nâng cao, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, UBND huyện Bắc Trà My cũng đang nghiên cứu mô hình quản lý chợ tốt nhất như lựa chọn, kêu gọi các đơn vị hợp tác xã, doanh nghiệp, nhóm hộ… để giao hoặc đấu thầu quản lý, khai thác chợ cho phù hợp theo quy định.

Đọc thêm

Hà Nội: Thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí .
(PLVN) - Ngày 20/11/2024 , UBND Thành phố quyết định ban hành Quyết định số 6037/QĐ-UBND thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND thành phố Hà Nội” do đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn

Sự việc thu hồi đất thực hiện dự án nuôi trồng thủy sản Cảnh Long (Thanh Hóa): Trả lời của UBND TX Nghi Sơn
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Văn bản 4148/UBND-GPMB của UBND TX Nghi Sơn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo, trả lời Báo PLVN về giải quyết đơn thư của ông Lê Ngọc Thách (ngụ tổ dân phố Nam Châu, phường Hải Châu) theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 11186/UBND-TD ngày 2/8/2024.

Tiêu chuẩn khám sức khoẻ lái xe từ năm 2025

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ Y tế mới ban hành Thông tư số 36 ngày 16/11/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'

Công trình trụ sở TAND huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh): TAND tối cao cho biết 'việc lập dự toán dự án bảo đảm đúng pháp luật'
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của bạn đọc cho rằng có dấu hiệu nâng khống hóa đơn trong việc thi công dự án xây dựng mới trụ sở làm việc TAND huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh): mới đây, TAND tối cao đã có Văn bản 312/TANDTC-KHTC phản hồi Báo PLVN, cho biết, việc lập dự toán của dự án đã bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Chủ đầu tư căn cứ trên kết quả thẩm tra, thẩm định của các bên liên quan để phê duyệt dự toán, tổ chức đấu thầu. Không có dấu hiệu nâng khống giá trong việc lập dự toán xây dựng công trình.

Cần chế tài mạnh hơn với hành vi liên quan ma túy

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hậu quả của ma túy, “ngáo đá”, là vấn đề nhức nhối trong xã hội bấy lâu nay. Một minh chứng rõ ràng tang thương mới nhất là vụ án xảy ra ở một tỉnh phía Nam cuối tháng 10/2024, khi một cháu bé 14 tuổi đi bán vé số, vô cớ bị một đối tượng tấn công tử vong ngay trên đường.

Một số vấn đề liên quan dự án khu phố chợ Chiên Đàn (Quảng Nam): UBND huyện Phú Ninh trả lời

Dự án khu phố chợ Chiên Đàn. (Ảnh: Anh Huy)
(PLVN) - Dự án khu phố chợ Chiên Đàn (xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư tại Công văn 6754/UBND-KTN ngày 4/12/2017. Dự án do Cty CP địa ốc Newland Quảng Nam làm chủ đầu tư với diện tích khoảng 9,8 ha, tổng số 328 căn (đất ở chia lô), quy mô dân số khoảng 1.600 người.

Đưa người đi lao động nước ngoài trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - "Lợi dụng tâm lý những người có hoàn cảnh khó khăn, muốn đi lao động ở nước ngoài, một số đối tượng đăng thông tin trong các hội, nhóm trên mạng xã hội để tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài “việc nhẹ lương cao”. Những đối tượng có hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?" - bạn Minh Anh (Sơn La) hỏi. 

Bà Trương Mỹ Lan đề nghị thi hành án chủ động để khắc phục hậu quả: Cục THADS TP HCM chuyển đơn đến TAND Cấp cao

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa đang diễn ra. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - TAND Cấp cao tại TP HCM đang mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Cty Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan. Trước đó, ngày 23/10/2024, bà Lan đã có đơn gửi Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM đề nghị THA chủ động để khắc phục hậu quả vụ án.

Sau thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động có phải nhận lại người lao động không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Duy Khang (Hải Phòng) hỏi: Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty tôi muốn tạm hoãn hợp đồng với một số người lao động (NLĐ). Xin hỏi, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) được quy định thế nào? Sau thời gian tạm hoãn HĐLĐ công ty có phải nhận lại NLĐ không?

Chi nhánh VPĐKĐĐ Thủ Đức (TP HCM): Một số vấn đề cần làm rõ trong một hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Liên 1, biên nhận 375 và biên nhận 376 có chữ ký, dấu vân tay tên bà Mai nhưng bị tẩy xóa.
(PLVN) - Bà Ngô Thị Mai (SN 1967) cho rằng, là người nộp hồ sơ đăng ký cập nhật biến động căn nhà vừa mua nhưng Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thủ Đức (TP HCM) lại trả kết quả cho chủ cũ, dẫn đến bà không nhận được sổ đỏ và tài sản. Trong khi đó, Chi nhánh VPĐKĐĐ cho rằng trả kết quả đúng quy định.

UBND xã Chàng Sơn (Hà Nội) bị phản ánh vi phạm khi tháo dỡ công trình: UBND huyện Thạch Thất ra kết luận

Công trình vi phạm của ông Trường bị UBND xã Chàng Sơn cưỡng chế phá dỡ khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
(PLVN) - UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa có Văn bản 13/KL-UBND kết luận nội dung tố cáo Chủ tịch UBND xã Chàng Sơn cho tháo dỡ công trình vi phạm trên đất ruộng phần trăm (đất nông nghiệp dùng cho mục đích công ích - NV) khi chưa thiết lập đầy đủ hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính; là tố cáo đúng.

Mô hình “Hội - Đoàn - Trường” phối hợp tuyên truyền, giáo dục: Học sinh hào hứng học kỹ năng sống được nhận quà

Sáng 11/11, tại các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, kỹ năng sống đã được tổ chức.
(PLVN) - Sáng 11/11, gần 2.000 học sinh Trường tiểu học Nguyễn Văn Tây, P Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), sôi nổi tham gia tiết học An toàn giao thông và phòng chống đuối nước, đồng thời được nhận những phần quà hấp dẫn. Đây là hoạt động thiết thực từ sự phối hợp thú vị theo mô hình “Hội - Đoàn - Trường” giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Bình Chiểu và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tây. 

Đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
(PLVN) - Bạn đọc Vũ Sáu (Hà Nội) hỏi: Gần đây tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, Hà Nội một nhóm thanh, thiếu niên đi xe thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách đã đâm và làm một người đi đường tử vong tại chỗ. Vụ việc gây bức xúc trong dư luận. Xin hỏi, hành vi đua xe trái phép gây tai nạn chết người phạt bao nhiêu năm tù?