'Hút' thí sinh vào trường nghề

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các trường cao đẳng nghề triển khai công tác tuyển sinh năm học mới 2022 - 2023 với nhiều ngành đào tạo và linh hoạt hình thức xét tuyển để thu hút thí sinh.

Trường nghề nhộn nhịp tuyển sinh

Khác với cảnh đìu hiu, vắng vẻ, không mấy người quan tâm những năm trước, mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường đào tạo nghề sôi động, nhộn nhịp hơn hẳn. Thậm chí, hiện một số trường đã tuyển đủ học viên theo chỉ tiêu đề ra, sẵn sàng cho năm học mới.

Đơn cử Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội. Năm nay chỉ tiêu của trường là tuyển 2.000 sinh viên vào khóa 14 với 4 đợt xét tuyển. Đáng chú ý, khoảng 2 tuần trước thời điểm kết thúc đợt xét tuyển cuối cùng, nhà trường đã tuyển đủ chỉ tiêu.

Trường Cao đẳng nghề Bách Khoa Hà Nội linh hoạt trong xét tuyển. Theo đó, thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2021 trở về trước sẽ xét tuyển học bạ, thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 sẽ xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điểm trúng tuyển của từng nghề sẽ căn cứ trên số lượng thí sinh đăng ký và chỉ tiêu các nghề cụ thể. Mỗi thí sinh đăng ký 2 nguyện vọng (NV) vào trường. Không đạt NV1, sẽ được xét tuyển NV2.

PGS.TS.NGƯT. Dương Đức Hồng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Mọi năm, khoảng giữa tháng 8 là các trường đại học đã “ngã ngũ” phương án, kết quả xét tuyển, thí sinh nào không trúng tuyển đại học thì giữa tháng 8 trở đi có thể đăng kí vào cao đẳng. Nhưng năm nay các trường đại học đến cuối tháng 8 mới bắt đầu thông báo hết thời hạn đăng kí tuyển sinh, nộp lệ phí xét tuyển và ngày 17/9 mới công bố kết quả. Tuy nhiên, trường chúng tôi đã hoàn thành xong tuyển sinh. Do đó, số thí sinh đăng kí vào trường chúng tôi năm nay hoàn toàn là những em tha thiết học cao đẳng, không phụ thuộc vào kết quả thi đại học nữa”.

Còn Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội năm nay tuyển sinh 1.200 sinh viên và đã tuyển được 600 em. Hầu hết thí sinh cho biết chọn trường nghề vì cho rằng tốt nghiệp dễ có việc làm ngay.

Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội

Theo ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, "chúng ta vẫn "thiếu thợ", nhất là những thợ lành nghề. Thợ lành nghề sẽ có mức lương cao. Thực tế này khiến nhiều thí sinh lựa chọn học nghề trực tiếp. Các em đã nhận thức được khả năng và điều kiện của mình, không chạy theo bằng cấp đơn thuần".

Sẵn sàng cho năm học mới

Những ngày này, cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính đã chuẩn bị cơ sở vật chất cũng như tổ chức các lớp tập huấn về các nội dung liên quan như triển khai phổ biến pháp luật phòng chống tham nhũng và tiết kiệm chống lãng phí, phổ biến một số văn bản mới trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, xây dựng phương án tổ chức dạy thực hành và thực tập sản xuất (khoa Hàn và cắt gọt Kim loại), tập huấn chuẩn đoán bằng máy GSCAN, bằng máy MIT (khoa Công nghệ ô tô)…

“Trước khi vào đầu năm học, nhà trường sẽ chỉ đạo các khoa rà soát lại cơ sở vật chất, học cụ, học liệu và triển khai kế hoạch tập huấn đầu năm học, tập huấn toàn diện cả về phòng cháy chữa cháy, kiến thức pháp luật, tài chính... Năm nào nhà trường cũng sẽ dành khoảng một tuần để củng cố, điều chỉnh các nội dung về chuyên môn”, ông Trần Việt Hùng, Phó hiệu trưởng Trung cấp nghề Giao thông Công chính chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện tử, Điện lạnh Hà Nội cho biết, nhà trường có một số ngành được xem là “chủ đạo” đúng như tên gọi của trường là ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; ngành kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (điện lạnh). Khi kết thúc năm học và bắt đầu năm học mới, nhà trường đều triển khai kiểm tra, rà soát, bổ sung trang thiết bị để khai thác tối ưu hiệu quả để phục vụ cho công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo học viên nắm vững kiến thức khi ra trường.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), mục tiêu tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của năm 2022 là khoảng 2,25 triệu người, tăng khoảng 10% so với số thực hiện năm 2021. Trong đó, tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp là 501 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là khoảng 1,7 triệu người.

Trong năm 2022, mục tiêu đặt ra là tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo thích ứng với sự tác động của dịch bệnh; tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cần tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.