Hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đồng chủ trì cuộc họp.
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đồng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 30/5, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đồng chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành, đơn vị về góp ý các quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) liên quan tới vấn đề đất đai, môi trường, nhà ở.

Trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 14, 15, 16 Luật Thủ đô năm 2012 và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, dự thảo Luật quy định theo hướng đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thành phố được chủ động ban hành thêm một số biện pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà ở trên địa bàn Thủ đô. Theo đó, tại dự thảo Luật quy định về: bảo vệ môi trường, giảm phát thải (Điều 27); quản lý, sử dụng đất đai (Điều 28), phát triển nhà ở (Điều 29).

Với mục tiêu tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường sông Nhuệ - sông Đáy, sông Tô Lịch; thực hiện các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch, Điều 27 dự thảo Luật quy định việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch Việc san lấp, cải tạo sông, hồ, ao suối, đầm bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt phải phù hợp với quy định về kiến trúc, cảnh quan, môi trường của Thủ đô.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến giới thiệu về những nội dung cơ bản của Điều 27; Điều 28, Điều 29 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến giới thiệu về những nội dung cơ bản của Điều 27; Điều 28, Điều 29 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự thảo Luật phân quyền cho HĐND thành phố Hà Nội quy định: vùng phát thải thấp cho Thủ đô và Vùng Thủ đô; các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, phát triển tỷ lệ xanh trong xây dựng đô thị trên địa bàn Thủ đô; chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi và lộ trình thực hiện đối với cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; các yêu cầu riêng về bảo vệ môi trường làng nghề, làng nghề du lịch; biện pháp ưu đãi đầu tư thu gom, xử lý rác thải liên xã, liên huyện trên địa bàn Thủ đô và Vùng Thủ đô…

Để đơn giản hoá trình tự, thủ tục, tạo sự chủ động, linh hoạt cho thành phố Hà Nội trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, khoản 6 Điều 28 dự thảo Luật đã quy định về việc phân quyền cho HĐND, UBND thành phố quyết định một số vấn đề. Đối với vấn đề nhà ở, trên cơ sở quy định tại Điều 16 Luật Thủ đô năm 2012 về phát triển nhà ở, Điều 29 dự thảo Luật bổ sung một số quy định mang tính chất đặc thù về phát triển nhà ở trên địa bàn Thủ đô: việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp phải tuân thủ quy hoạch được phê duyệt bảo đảm hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và nhà đầu tư; các yêu cầu đặt ra trong việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô; phân quyền cho HĐND, UBND thành phố Hà Nội trong việc ban hành một số chính sách, biện pháp liên quan đến đầu tư, xây dựng, quản lý, phát triển nhà ở…

Góp ý tại cuộc họp, đại diện đến từ các Bộ, ngành đề nghị cần cụ thể hóa các quy định về cơ chế thu hút đầu tư các dự án xử lý chất thải; thống nhất khái niệm “vùng phát thải thấp” với khái niệm “vùng bảo vệ nghiêm ngặt” và “vùng hạn chế phát thải” đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường; rà soát quy định về xử lý chất thải rắn; làm rõ các ưu đãi đầu tư thu gom, xử lý rác thải liên xã, liên huyện trên địa bàn Thủ đô và Vùng Thủ đô; các quy định về quản lý, sử dụng đất đai cần tránh trùng lặp với quy định tại dự thảo Luật Đất đai…

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu.

Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu.

Sau khi nghe các ý kiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhấn mạnh tới tính khả thi, đặc thù của các cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô; cần thống nhất các quy trình, thủ tục trong các lĩnh vực cụ thể; phân cấp, phân quyền đảm bảo phù hợp, cần đánh giá tác động đầy đủ để huy động được các nguồn lực khác nhau để khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nêu đề nghị đối với một số nội dung của dự thảo Luật.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nêu đề nghị đối với một số nội dung của dự thảo Luật.

Còn Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá việc sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường, giảm phát thải; quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà ở là phù hợp với sự phát triển của đất nước, và thực tiễn đặt ra. Cùng với đó cần tận dụng tối đa các quy định thuận lợi tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); rà lại các quy định tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), đánh giá tác động để đảm bảo các quy định tại dự thảo sẽ mang lại tác động tích cực, không trùng lắp. Quy định phân cấp, phân quyền cần đảm bảo khả thi, phù hợp năng lực, có các điều kiện cụ thể để tạo thuận lợi trong quản lý nhà nước.

Về vấn đề bảo vệ môi trường, Thứ trưởng nhấn mạnh Hà Nội cần nêu cao tính tiên phong, huy động được sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội vào việc chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng cho ý kiến cụ thể về vấn đề quản lý, sử dụng đất đai, phát triển nhà ở, cải tạo chung cư…

Đọc thêm

Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp làm việc tại Đồng Nai về công tác Bồi thường nhà nước

Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp làm việc tại Đồng Nai về công tác Bồi thường nhà nước
(PLVN) -  Sáng 10/10, Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tư pháp do ông Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bồi thường nhà nước ( Bộ Tư pháp ) làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về công tác bồi thường nhà nước năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Phan Quang Tuấn – Phó Giám đốc sở Tư pháp và lãnh đạo sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai .

Chân dung nữ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nữ sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
(PLVN) - Nữ sinh Nguyễn Chi Phương - sinh viên xuất sắc Trường Đại học Luật Hà Nội bày tỏ xúc động và tự hào khi được đại diện cho tuổi trẻ Thủ đô phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) do  Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức vào ngày 10/10.

Bộ Tư pháp công bố Quyết định về công tác cán bộ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định bổ nhiệm cho 02 đồng chí.
(PLVN) - Ngày 10/10, tại Hội nghị giao ban Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Chuyên viên cao cấp, nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ Bộ Tư pháp và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cấp Vụ cho 02 đồng chí.

Talkshow: Luật sư góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ekip thực hiện Chương trình tặng hoa cảm ơn các Luật sư tham gia Tọa đàm
(PLVN) - Nhân Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam 10/10, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc Tọa đàm cùng Th.S, Luật sư Đào Ngọc Lý, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội và Luật sư Nguyễn Đức Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Bizlink về chuyện nghề của các luật sư cũng như yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của Luật sư. 

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, chung tay tháo gỡ các vấn đề pháp lý

Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
(PLVN) -Kết thúc Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương đã  nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ và sẽ cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, của Hội đồng phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật trung ương cũng như trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật thời gian tới.

Giải quyết “điểm nghẽn” về hoàn thuế GTGT

Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024.
(PLVN) - Tại Phiên thảo luận thứ hai của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024, các chuyên gia, đại biểu đã trao đổi giải quyết một số vấn đề pháp lý liên quan đến Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được rất nhiều doanh nghiệp, hiệp hội quan tâm. Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV điều hành Phiên thảo luận.