Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Để phế tích Tháp Tường Long còn mãi

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hải Phòng đã và đang làm một số việc thiết thực, tích cực. Đó là đề nghị xếp hạng phế tích tháp cổ Tường Long là di tích lịch sử cấp quốc gia và tiến hành phỏng dựng ngôi tháp quý này.

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hải Phòng đã và đang làm một số việc thiết thực, tích cực. Đó là đề nghị xếp hạng phế tích tháp cổ Tường Long là di tích lịch sử cấp quốc gia và tiến hành phỏng dựng ngôi tháp quý này.

Câu hỏi đặt ra là tháp nên  có 9 tầng hay 13 tầng? Điều này căn cứ vào một số cơ sở sau đây: Trước hết, về mặt kiến trúc, tháp được nảy sinh từ đất nước Ấn Độ.Vào thế kỷ thứ 3 và 4, người ta xây tháp 3 tầng, 5 tầng, 7 tầng, 9 tầng, 13 tầng, 17 tầng, thậm chí 37 tầng... Nhưng khi kiến trúc tháp từ Ấn Độ truyền ra ngoài nước thì nghệ thuật kiến trúc tháp đã có sự thay đổi  phù hợp với điều kiện và nghi lễ truyền thống của từng dân tộc. Chẳng  hạn, ở  thời Lý -Trần, tháp Cổ Châu ( thường gọi là tháp Hoà Phong ở Chùa Dâu (Băc Ninh) có 9 tầng. Tháp Phật Tích chùa Vạn Phúc (Bắc Ninh), xây lưng chừng núi có 9 tầng; Tháp Báo Thiên (Hà Nội), cao 10 trượng có 12 tầng; Tháp Bút Tháp, chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh), cao 13,5m có 5 tầng; tháp Phổ Minh (Nam Định) cao 21,2m có 14 tầng; Tháp Chương Sơn (Nam Định) cao 95m có 5 tầng. Còn về tháp Tường Long, nhà thơ Hoàng Xuân Hoán, người Đồ Sơn thế kỷ thứ 19  đã mô tả tháp có 9 tầng: Cửu cấp phù đô hoá kiếp hôi (9 đợt tháp cao hoá bụi bay). Nhưng có lẽ đây chỉ là sự ước lệ. Còn kinh nghiệm của Ấn Độ, người ta cho rằng, kiến trúc tháp để thờ Phật A- di-đà thường có 9 tầng. Tháp để xá lị của chính đấng Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni mới xây 13 tầng. Trên thực tế, công tác khảo cổ học ở Đồ Sơn mới tìm thấy tháp thờ Phật A-di-đà, mà chưa tìm thấy tháp xá lị của đấng Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Nhưng kinh nghiệm vẫn chỉ là kinh nghiệm. Còn 9 hay 13 tầng chưa phải là điều quan trọng  bằng việc tháp sắp xây cần chú ý  tới vật liệu gạch và đá, đến cạnh đáy của tầng 1 và các tầng tiếp theo phải hợp tỷ lệ không bè ra ngang quá. Đặc biệt, trang trí hoa văn phải tập trung chú ý nhiều vế rồng chầu lá đề, rồng nâng lá đề. Gạch trang trí chủ yếu là hoa sen, hoa chanh 4 cánh, hoa cúc dây, tượng trưng điển hình của văn hoá vương triều Lý. Đấy là chưa kể các mảng chạm khắc chim uyên ương, các con giống hết sức sinh động, đầu Phật... Nếu không chú ý đến việc trang trí này ta sẽ biến ngọn tháp cổ phỏng dựng thành xơ cứng, thiếu linh hồn. Chúng tôi nghĩ rằng, song song với việc xây mới ngôi tháp còn phải mất nhiều công phu cho việc giữ lại nền móng tháp cũ làm minh chứng và chắc chắn sẽ không kém phần quan trọng để lại mãi mãi cho muôn đời con cháu về tài năng sáng tạo của ông cha

Tháp Tường Long là  ngôi tháp báu, công trình kiến trúc nghệ thuật tuyệt vời ở thế kỷ 11  để thờ Phật, thoả mãn tín ngưỡng của người dân Đại Việt. Thêm nữa, tháp Tường Long được xây dựng còn để tưởng nhớ tới hoàng đế Asoka, vị vua Ấn Độ đầu tiên đã hết lòng ủng hộ đạo Phật và cho xây dựng rất nhiều công trình để tưởng niệm đức thế tôn Thích Ca Mâu Ni. Xưa kia ở Đồ Sơn có rất nhiều chùa đặc biệt như các chùa Độc, chùa Hang, chùa Làng, chùa Chợ, chùa Đông, chùa Đoài, chùa Nam, chùa Khánh Minh, chùa Phúc Thắng, chùa Vân Bản...Tháp Tường Long thật sự là di tích danh thắng thời Lý Thánh Tông ở Đồ Sơn. Việc xây dựng ngôi tháp Tường Long mới để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là cần thiết, nhưng không thể dễ dàng làm trong vài tháng mà xong. Trong khi đó, nếu không có kế hoạch tu bổ, giữ gìn thì mưa nắng gió bão sẽ làm hỏng phế tích Tháp Tường Long cũ thời Lý Thánh Tông. Với tình cảm chân tình của một người nghiên cứu lâu năm (rất ít được trao đổi trực tiếp), tôi mong các cơ quan và các vị có trách nhiệm cân nhắc đừng để mang tiếng “có mới nơi cũ”, mà chắc gì mới đã hơn cũ? Nếu cứ để kéo dài tình trạng như hiện nay thì dấu tích quan trọng của phế tích tháp chẳng còn gì để lại cho con cháu và khách tham quan../.

                                                            TRỊNH MINH HIÊN

                                           ( Phó Chủ tịch Hội KHLS Hải Phòng)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.