“Hương rừng U Minh" quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của địa phương

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự kiện “Hương rừng U Minh” nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của huyện thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển thu hút đầu tư thương hiệu sản phẩm…

Nằm trong chuỗi sự kiện chương trình “Cà Mau – Điểm đến 2023”, UBND huyện U Minh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh hạ tổ chức sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3 năm 2023.

Sáng 26/4, tại Điểm du lịch sinh thái Hương Tràm (xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau ), đã khai mạc sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bên phải) và ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tham quan gian hàng bánh dân gian tại sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3 năm 2023.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bên phải) và ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tham quan gian hàng bánh dân gian tại sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3 năm 2023.

Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: “Sự kiện Hương rừng U Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của huyện thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển thu hút đầu tư thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các địa phương trong tỉnh.

Đồng thời, sự kiện trên còn là dịp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, mở rộng liên kết, hợp tác phát triển thương mại, du lịch, thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển du lịch, phát triển thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh với các địa phương trong tỉnh”.

Ngay sau buổi khai mạc, Hội thi bánh dân gian diễn ra với bầu không khí vui tươi nhiệt huyết, tại đây người dân địa phương được trổ tài khéo tay với những chiếc bánh thật ngon thật đẹp đậm chất miền quê như: bánh xèo, bánh lá, bánh tét, bánh lá dừa, bánh ít,…

Nhiều gian hàng bánh dân gian, phiên chợ quê được diễn ra với bầu không khí vui tươi rộn ràng, tại sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3 năm 2023.

Nhiều gian hàng bánh dân gian, phiên chợ quê được diễn ra với bầu không khí vui tươi rộn ràng, tại sự kiện “Hương rừng U Minh” lần thứ 3 năm 2023.

Chị Lý Hương (đơn vị huyện U Minh) phấn khởi bày tỏ: “Khi tham gia Hội bánh dân gian, tôi cảm thấy rất vui và tự hào về quê hương U Minh, vì có rất nhiều loại bánh dân gian đặc trưng Nam Bộ… đến với hội thi tôi tham gia làm món bánh xèo, vì đây là loại bánh rất dễ ăn phù hợp với tất cả mọi người. Bánh xèo được ăn kèm rau sống và nước mắm, với đầy đủ chất dinh dưỡng, được hầu hết tất cả gia đình lựa chọn vào dịp quây quần bên nhau hoặc vào những ngày Lễ, Tết.

Tại phiên chợ quê được tổ chức cũng không kém phần quen thuộc với hình ảnh hằng ngày của người dân địa phương người bán, người mua tấp nập thân thương gần gũi với những gian hàng như: gạo, cá đồng, rau muống, chuối, dừa tươi, dừa khô, sản phẩm đan đát, mắm cá lóc… tại đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng phiên chợ đặc trưng của vùng quê hương Cà Mau, sẽ mua được những món ăn ngon mang đậm chất rừng U Minh.

Huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có nghề truyền thống là “gác kèo ong” đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có nghề truyền thống là “gác kèo ong” đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

“Nơi đây còn có ngành nghề truyền thống là nghề “gác kèo ong” đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; Mật ong chất lượng tốt, nổi tiếng cả trong và ngoài nước; “Mật ong rừng U Minh” và “Lẩu mắm U Minh” đã được “xác lập 100 đặc sản quà tặng Việt Nam” và được tổ chức Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận tổ ong và lẩu mắm lớn nhất Việt Nam.

Ngoài ra, huyện còn có Làng nghề đan đát truyền thống nằm ẩn mình trong những vườn dâu xanh tạo nên bức tranh yên bình, thơ mộng của một miền quê; bên cạnh đó, huyện đang tập trung xây dựng tuyến du lịch kết hợp rừng - biển với hàng chục héc-ta rừng tràm thuộc Tuyến 29-89 và rừng ngập mặn ven cửa biển Khánh Hội đã được quy hoạch. Tương lai không xa huyện U Minh sẽ có tuyến du lịch hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu du lịch” - ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết thêm.

Chị Huỳnh Ngọc Hoa (Ngụ tại TP Cà Mau), khách tham quan vui vẻ cho biết: “Đến với sự kiện “Hương rừng U Minh” năm nay, tôi cảm thấy thú vị là được thưởng thức rất nhiều loại bánh dân gian rất ngon ngoài ra còn được tham quan mua sắm tại phiên chợ quê với rất nhiều loại rau, cá đặc trưng tươi ngon đặc biệt là người bán rất thân thiện, giá cả thì vừa phải phù hợp với người mua đặc biệt có mật ong, chuối chiên, rau choại, mắm cá lóc đặc trưng của rừng U Minh tôi cảm thấy rất vui rất hài lòng khi được đến đây”.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh trao giải Nhất cho Phòng GD&ĐT huyện U Minh tại Hội thi Bánh dân gian Nam Bộ.

Ông Nguyễn Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh trao giải Nhất cho Phòng GD&ĐT huyện U Minh tại Hội thi Bánh dân gian Nam Bộ.

Được biết, U Minh còn là nơi ở và làm việc của những con người bất khuất, là căn cứ cách mạng kiên cường trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Với vùng rừng tràm rộng lớn, U Minh đã trở thành nơi che chở, đùm bọc an toàn cho nhiều cơ quan của Trung ương cục miền Nam, của Khu ủy Tây Nam Bộ và một số đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước bám trụ, lãnh đạo phong trào cách mạng Miền Nam trong những giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước: như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Cá lóc đồng, buồng chuối to nhất ở U Minh Hạ

Cũng trong sáng nay (27/4), ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, trong chuỗi sự kiện “Hương rừng U Minh” năm 2023, diễn ra cuộc thi cá lóc đồng to nhất tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (bên phải) và ông Tạ Hoàng Hiện – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (bên trái) cùng anh Nguyễn Văn Diễn với con cá lóc đồng đạt giải nhất nặng 2,79 kg.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (bên phải) và ông Tạ Hoàng Hiện – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (bên trái) cùng anh Nguyễn Văn Diễn với con cá lóc đồng đạt giải nhất nặng 2,79 kg.

Theo đó, cuộc thi có 15 con cá lóc đủ điều kiện tham gia. Đây là giống cá lóc tự nhiên bản địa (còn gọi là cá đồng truyền thống). Tất cả giống cá lóc lai tạo, ngoại lai cho dù được nuôi tự nhiên đều không được dự thi.

Sau vài giờ tranh tài sôi nổi, Ban tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi đã chọn ra con cá lóc to nhất trao giải, có trọng lượng 2,79 kg thuộc về anh Nguyễn Văn Diễn (ngụ tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).

Anh Nguyễn Văn Diễn chia sẻ, con cá lóc này tôi câu được tính để dành xem chơi, rồi có thông báo cuộc thi cá lóc đồng to nhất, tôi đem đi thi được giải Nhất rất vui.

Tại Vườn quốc gia U Minh Hạ tổ chức thi buồng chuối xiêm to nhất.

Tại Vườn quốc gia U Minh Hạ tổ chức thi buồng chuối xiêm to nhất.

Song song đó, cũng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ cũng tổ chức thi buồng chuối xiêm to nhất. Đặc biệt với kết quả thuộc về anh Nguyễn Chí Tâm (xã Khánh An, huyện U Minh) đạt giải Nhất, với buồng chuối có 13 nải.

Đông đảo người dân xem thi bơi đối kháng trên xuồng.

Đông đảo người dân xem thi bơi đối kháng trên xuồng.

Ngoài các hoạt động nêu trên, cũng trong hôm nay, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: Chạy xe đạp thể thao xuyên rừng; Đi bộ thể thao xuyên rừng; Bơi đối kháng trên xuồng, Thi bắt lươn trong bể bạt….

Từ sau khi Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến” lần đầu được triển khai thực hiện năm 2021, ngành du lịch tỉnh đã có bước chuyển biến lớn trong việc tạo ra thương hiệu, hình ảnh riêng mang đặc trưng của vùng đất, con người Cà Mau. Đặc biệt nâng cao ý thức của các cấp, các ngành và người dân địa phương trong tổ chức kinh doanh du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch tại địa phương.

Riêng Chương trình sự kiện “Cà Mau – Điểm đến 2022” được đánh giá là hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả có tính chất ổn định, phát triển lâu dài, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu tham gia của khách du lịch và hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả có tính chất ổn định, phát triển lâu dài, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu tham gia của khách du lịch và các công ty lữ hành xây dựng tour kết nối hàng năm vào dịp tổ chức các sự kiện. Chương trình đã thu hút hơn 159.000 lượt khách du lịch, doanh thu hơn 108 tỷ đồng.

Đọc thêm

Diện mạo thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm giải phóng

Một góc thành phố Điện Biên Phủ hôm nay.
(PLVN) - Mảnh đất Điện Biên Phủ từng bị chiến tranh tàn phá khốc liệt, đổ nát, chằng chịt những những hố bom, giao thông hào ngày nào nay đã khoác lên mình diện mạo mới đầy sức sống, thành một thành phố trẻ, năng động, hiện đại nơi cực Tây Tổ quốc.

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà

Sơn nữ Lai Châu khoe tài trong Lễ Hội Trà
(PLVN) -  Một trong những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn tại khuôn khổ Lễ hội Trà và Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất diễn ra từ 12 – 14/4 là thi hái, sao chè.

Hơn 300 vận động viên tham dự giải đua ghe Ngo mini

Rất đông khán giả có mặt ở 2 bên bờ hồ để cổ vũ cho các đội thi đấu.
(PLVN) - Hòa trong không khí vui tươi, phấn khởi của đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, ngày 13 - 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức giải đua ghe Ngo mini tại Chùa Soryaram (Chùa Giữa, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Kỳ vọng chuyến tàu đêm Đà Lạt tạo đột phá du lịch đêm phố núi

Kỳ vọng chuyến tàu đêm Đà Lạt tạo đột phá du lịch đêm phố núi
(PLVN) - Tối 14/4, tại lễ khai trương chạy tàu đêm tuyến Đà Lạt – Trại Mát với tên gọi “Hành trình đêm Đà Lạt”, lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cũng như lãnh đạo TP Đà Lạt (Lâm Đồng) kỳ vọng sản phẩm du lịch mới này sẽ góp phần tạo đột phá cho du lịch đêm “Thành phố ngàn hoa”.

Phát hiện 22 hang động mới tại Quảng Bình

Một không gian hang động vừa được phát hiện. Ảnh: B.H.
(PLVN) - Ngày 14/4, thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đơn vị vừa phối hợp với đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt, tiến hành khảo sát và phát hiện 22 hang động mới tại khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (Quảng Bình).

TP Hồ Chí Minh thí điểm 70 ô tô điện chở khách tham quan nội đô

Dịch vụ xe điện chở khách tham quan, du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức triển khai từ ngày 12/4/2024. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
(PLVN) - Xe chạy bằng điện, mỗi ô tô 8 chỗ chở khách tham quan, du lịch ở quận 1, 4, 5, 6, bắt đầu khai thác từ ngày 12/4, giá vé mỗi chuyến 120.000 - 250.000 trong 30 phút. Hệ thống xe điện này do một DN vận hành, mỗi ngày hoạt động từ 6h - 24h, thí điểm đến hết 2025.

“Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”

Quang cảnh diễn đàn (Ảnh: Báo Tin tức)
(PLVN) - Đây là Chủ đề của Diễn đàn Du lịch Việt Nam do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức và nằm trong chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024.

Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai
(PLVN) - Hội chợ Du lịch quốc tế TP. Hồ Chí Minh (ITE HCMC 2024) với chủ đề “Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai dự kiến sẽ thu hút 220 người mua quốc tế đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo ra hơn 10.000 cuộc hẹn thương mại nhằm mang tới cơ hội trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp du lịch quốc tế và Việt Nam.

Du lịch Thái Nguyên quá nhiều tiềm năng cần "lộ sáng"

Du lịch Thái Nguyên quá nhiều tiềm năng cần "lộ sáng"
(PLVN) - Không thể phủ nhận Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn ở cả 4 dòng sản phẩm văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Du lịch cộng đồng, nông thôn; Du lịch MICE, thể thao, khám phá hang động, mạo hiểm. Tuy nhiên làm thế nào để Du lịch Thái Nguyên không chỉ là tiềm năng chưa “lộ sáng”?