Hướng đi nào cho du lịch Đông Nam bộ ?

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương thu hút khách du lịch ở vùng Đông Nam bộ.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương thu hút khách du lịch ở vùng Đông Nam bộ.
(PLVN) - Tại Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ với chủ đề “Liên kết phát triển bền vững” vừa diễn ra tại Tây Ninh, các ý kiến đã tập trung thảo luận sâu về các giải pháp kích cầu du lịch, trước mắt là thị trường nội địa, lâu dài là thị trường quốc tế khi điều kiện cho phép.

Du lịch chưa phát triển xứng tầm

Vùng Đông Nam Bộ  (gồm 6 địa phương là TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh) có lợi thế lớn phát triển du lịch với danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích văn hóa lịch sử, làng nghề và ẩm thực phong phú.

Có thể kể đến như bờ biển đẹp, nước trong xanh tại Bà Rịa – Vũng Tàu; quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh núi Bà Đen; tài nguyên du lịch tự nhiên gắn liền với hệ thống sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Đồng Nai và khu du lịch sinh thái gắn liền với khu sinh quyển dự trữ rừng ngập mặn Cần Giờ; Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai, hệ thống vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Bù Gia Mập…

Nhiều sản phẩm du lịch đã được hình thành, như Hành trình xuyên Á, Vẻ đẹp của cung đường biên giới, Trải nghiệm văn hóa đa sắc màu… đã để lại những ấn tượng tuyệt vời trong lòng du khách.

Trong năm 2019, vùng Đông Nam Bộ đã đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 27,8% so với vùng kỳ, doanh thu đạt 7 tỷ USD. Tuy nhiên, với tiềm năng, thế mạnh vốn có, du lịch vùng Đông Nam Bộ như “viên ngọc thô chưa tìm được thợ mài dũa xứng tầm” và đang cần những giải pháp cụ thể, thiết thực để thúc đẩy du lịch nội địa và thu hút du khách nước ngoài trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đánh giá sự liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ diễn ra trong bối cảnh TP HCM vừa liên kết với 13 tỉnh, thành ĐBSCL sẽ tạo nên thế và lực mới cho sự phát triển du lịch phía Nam.

Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, hợp tác liên kết du lịch vùng Đông Nam Bộ cần tập trung vào 5 vấn đề chính: Phát triển sản phẩm du lịch có sự liên kết vùng miền, trong đó nhấn mạnh những nét đặc sắc riêng của từng địa phương; hợp tác trong tiếp thị, quảng bá, xúc tiến du lịch; hợp tác đào tạo nhân lực; hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch và tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch có môi trường gặp gỡ, hợp tác lẫn nhau. 

Trong đó, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh vai trò của TP HCM trong vấn đề đào tạo nhân lực cũng như tạo đầu mối để liên kết du lịch toàn vùng. Với những lợi thế, kinh nghiệm của mình, ngành du lịch TP HCM sẽ hỗ trợ cho các tỉnh Đông Nam Bộ về kinh nghiệm quản lý, đào tạo, làm đầu mối để các DN làm ăn, hợp tác với nhau. “Các tỉnh mạnh lên thì TP HCM cũng có điều kiện phối hợp làm ăn tốt hơn”.

Hiện thực hóa những hợp tác trên, trong khuôn khổ hội nghị, TP HCM cùng các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh đã triển khai thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2025, gồm: Công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến; phát triển nguồn nhân lực du lịch; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

Mục tiêu của liên kết này tập trung phát triển sản phẩm du lịch mới, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình kích cầu du lịch kết nối từ TP HCM tới 5 tỉnh Đông Nam Bộ, phấn đấu tăng tỷ lệ du khách từ TP HCM đến 5 tỉnh Đông Nam Bộ và ngược lại qua từng năm, đặc biệt góp phần phục hồi nhanh ngành du lịch sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Nhà thờ Đức Bà- điểm đến thú vị tại TP HCM.
Nhà thờ Đức Bà- điểm đến thú vị tại TP HCM.

Du lịch cần lấy người dân làm trung tâm

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, không chỉ là ngành kinh tế, du lịch còn là kênh giao lưu giữa nhân dân trong nước, quốc tế, qua đó vừa phát huy, bảo tồn và làm mới các giá trị văn hoá. Du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, không chỉ mang lại lợi ích cho DN mà còn giúp xoá đói, giảm nghèo. Ở nhiều vùng sâu, vùng xa, du lịch còn mở ra chân trời mới cho người dân, từ các em bé, phụ nữ, thanh niên đến người cao tuổi có một kênh tiếp xúc với văn hoá, văn minh từ bên ngoài rất tốt.

Vì vậy, du lịch cần lấy người dân làm trung tâm, làm sao cho mọi người dân thấy rằng tham gia vào làm du lịch về lâu dài sẽ giúp giảm nghèo. Quan trọng hơn là chúng ta mang những giá trị của quê hương, dân tộc mình ra thế giới và cũng có điều kiện được tiếp xúc, giao lưu với văn hoá, văn minh thế giới ngay tại nhà mình, quê hương mình.

Phó Thủ tướng cho rằng các nhà đầu tư lớn có vai trò quan trọng trong thành công của ngành du lịch những năm qua, không chỉ về mặt doanh thu mà cả các kinh nghiệm, giải pháp tốt để phát triển du lịch bền vững. Phó Thủ tướng cũng lưu ý làm du lịch phải khai thác lợi thế tự nhiên để phát triển nhưng khi chưa đủ tiềm lực về kinh tế, đặc biệt là chưa đủ hiểu biết, công nghệ thì phải rất thận trọng.

Đối với những khu vực như miền Đông Nam Bộ còn nhiều nơi rất hoang sơ thì đây là cơ hội của các nhà đầu tư, DN có tâm, có tầm để làm sao phát triển được du lịch nhưng vẫn giữ được sự hoang sơ của thiên nhiên, giữ được nét độc đáo của văn hoá địa phương mà không lạc hậu. Chừng nào chưa chắc chắn thì chúng ta chuẩn bị kỹ hơn, thật chắc chắn rồi mới làm.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, ngành du lịch phải đáp ứng điều kiện tiên quyết là đảm bảo an toàn cho du khách, cho đội ngũ nhân lực ngành cũng như cộng đồng xã hội. Phó Thủ tướng mong rằng với sự hợp tác giữa các địa phương trong nước, giữa chính quyền với doanh nghiệp và đặc biệt kêu gọi mọi người dân cùng tham gia, đồng thời trên bình diện quốc tế là giữa Việt Nam với các nước, nhất định du lịch Việt Nam sẽ vượt qua được giai đoạn rất khó khăn hiện nay. 

Đọc thêm

Hiệu quả chính sách phát triển kinh tế số

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.

Hơn 730 dự án đang hoạt động tại các KCN - KCX Hà Nội

Công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long, có địa chỉ tại lô J1-J2 (khu công nghiệp Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông Anh,TP. Hà Nội)
(PLVN) - Nhiều năm qua, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp của Hà Nội luôn tạo giá trị bình quân trên 40% giá trị sản lượng công nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và cả nước.

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội

Bà Juanna Lilia Delgado Portal – Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba trao đổi tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội.
(PLVN) - Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cảng Hải Phòng đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hoàng Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trao Bằng khen cho Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng.
(PLVN) - Ngày 20/11, Công ty CP Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống Đảng bộ và Đội ngũ công nhân Cảng (24/11/1929-24/11/2024); 95 năm Ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Cảng Hải Phòng (28/11/1929-28/11/2024) và đón nhận Huân chương lao động Hạng Nhì.

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành

Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
(PLVN) - Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới". Sự kiện nêu ra những vấn đề cấp bách của hệ thống các hồ, đập thủy lợi đang “gánh” trên vai nhiều nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Pháp
(PLVN) - Sáng 19/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã làm việc với đoàn đại biểu Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) do ông Francois Corbin làm trưởng đoàn, trong khuôn khổ hai nước thúc đẩy hợp tác kinh tế và đầu tư.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Toàn cảnh Toạ đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá – Những vấn đề đặt ra" diễn ra chiều nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

Ngành tôm bứt phá, dự báo đạt 4 tỷ USD trong năm 2024

(PLVN) - Trong 10 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU đều ghi nhận tăng trưởng tích cực. Với giá tôm cải thiện và nhu cầu nhập khẩu tăng cao, dự báo mục tiêu 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay là hoàn toàn khả thi.

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU của EC

Việt Nam quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong năm 2024. (Ảnh minh họa: CTV)
(PLVN) - Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã họp với các đơn vị liên quan để thực hiện kế hoạch của Chính phủ chỉ đạo làm việc với Đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) lần 5.

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Tiềm năng huy động vốn tư nhân cho phát triển xanh

Quản lý nước là một trong những dự án được ưu tiên cho vay để bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa/Vneconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) mới phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh để cho vay các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và dự án mang lại lợi ích về môi trường. Điều này cho thấy nhu cầu về trái phiếu xanh là rất lớn và là tín hiệu tích cực về tiềm năng trong việc huy động dòng vốn từ khối tư nhân cho quá trình chuyển đổi hướng đến phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam.