Hướng đi mới cho ngành vật liệu xây dựng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng (VLXD).

Nhớ lại thời xa xưa, khi muốn có gạch men, phải nhập khẩu; hay thời xi măng lò đứng; chúng ta phải ghi nhận ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta đã có những bước tiến dài, nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Không chỉ tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, giá cả cạnh tranh, mà chuỗi cung ứng ngày càng hoàn thiện, phù hợp với xu thế phát triển logistics ở Việt Nam. 10 năm gần đây, ngành này đóng góp đến 6% GDP của cả nước, tương đương 24 tỷ USD.

Có thành công đó, ngoài yếu tố hội nhập quốc tế, chuyển giao công nghệ; phải nói rằng, phát triển bền vững ngành xi măng, sắt thép và VLXD nói chung tại nước ta luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Đáng tiếc, trong những năm gần đây, do nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước tác động; cùng với việc thị trường bất động sản chưa phục hồi; dẫn đến sản xuất xi măng, sắt thép và VLXD suy giảm. Nhiều nhà máy thua lỗ và nợ xấu.

Sản phẩm sắt thép, xi măng và VLXD là đầu vào, là những vật liệu thiết yếu để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các công trình dân dụng, công nghiệp, sân bay, bến cảng, các công trình quốc phòng, an ninh, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn... Như vậy, các mặt hàng này phụ thuộc vào đầu tư xây dựng (trong đó có mảng đầu tư công) và hạ tầng đô thị, nông thôn cả khu vực Nhà nước và tư nhân.

Trong VLXD có VLXD cao cấp và thông thường. Những năm gần đây, chúng ta đã đẩy mạnh đầu tư công, như tuyến đường bộ cao tốc phía Đông và nhiều tuyến đường bộ cao tốc khác trong cả nước. Thế nhưng, thời gian qua một số dự án thành phần trong số các dự án này gặp khó khăn về VLXD thông thường (điển hình là cát, đất, sỏi) để thi công. Vấn đề cho thấy, để tháo gỡ khó khăn của sắt, thép, xi măng, VLXD; cần rất nhiều giải pháp, chung và riêng với từng loại sản phẩm.

Nhận diện đúng khó khăn, nguyên nhân là yêu cầu quan trọng. Có ý kiến cho rằng, khó khăn của ngành này, ngoài nguyên nhân khách quan, còn phải nhắc đến nguyên nhân đầu tư theo “tư duy phong trào”; chưa coi trọng nguyên lý cơ bản phải là hàng hóa tốt, giá cả cạnh tranh, dịch vụ bán và chăm sóc khách hàng chu đáo.

Do vậy, khó khăn là lúc cho thấy một số cơ sở công nghiệp sản xuất sắt, thép, xi măng, VLXD cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo với công nghệ, thiết bị của các nhà máy. Ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển đổi số để tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên… là quy luật. Đây cũng là lúc cần cơ cấu lại nguồn vốn, tiết giảm chi phí để bảo đảm dòng tiền trả nợ ngân hàng và chi phí nguyên, nhiên liệu đầu vào.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 20/9

'Các ngân hàng đã cam kết hỗ trợ là phải thực hiện'

(PLVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị triển khai giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng hỗ trợ khách hàng sau cơn bão số 3, được tổ chức ngày 20/9/2024.

Đọc thêm

Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?