Hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet
(PLVN) -  Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ 20/7/2023. Các chế độ chính sách quy định tại Nghị định được áp dụng đến hết 31/12/2030.

Việc Chính phủ ban hành Nghị định này, kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề bộ máy cồng kềnh, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và nỗi “đoạn trường” của tinh giản biên chế.

Về bộ máy, gần đây chính Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận sắp xếp đơn vị hành chính là một việc làm mới và thật sự “rất khó, rất phức tạp”. Theo đó, 30 năm (từ 1986 - 2015), nước ta tăng 25 tỉnh, 183 huyện. Đấy là chưa nói đến tình trạng ban lên vụ; vụ lên cục; cục lên tổng cục. Hiệu quả có thể chưa rõ ràng, nhưng những điều trước mắt thì thấy rất rõ như thêm bộ máy, hệ số lương của lãnh đạo, các tiêu chuẩn như xăng - xe… đi kèm.

Nếu như sinh ra đã khó, thì “dẹp” còn khó hơn, bởi sắp xếp đều đụng chạm đến vấn đề nhân sự, con người. Bộ trưởng Nội vụ từng nói: “Bài toán khó khăn lớn nhất là bố trí sắp xếp giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư”.

Còn nhớ, những năm đầu thập niên 70, chúng ta từng thực hiện tinh giản biên chế, nhưng hiệu quả tinh giản cũng chưa thực sự rõ nét.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong năm 2022, các bộ, ngành Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tương đương; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ. Ở địa phương, tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và huyện. Cả nước giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với 2016. Riêng năm 2022, ở bộ, ngành Trung ương đã giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành; địa phương giảm 1.020 đơn vị sự nghiệp công lập.

Tất nhiên, tinh giản biên chế không đơn thuần là cắt giảm số lượng một cách cơ học và làm theo “phong trào”, “mùa vụ” nhất thời. Vấn đề mấu chốt là thiết kế bộ máy khoa học, duy trì bộ máy có biên chế hợp lý nhất, có chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Chúng ta đang hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp. Nền hành chính ấy phải có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, thành thạo và trách nhiệm trong một guồng máy hợp lý, khoa học.

Tính chuyên nghiệp của công chức trong bộ máy hành chính phải kết hợp các yếu tố: năng lực chuyên môn liên quan đến công vụ, sự thành thạo nghiệp vụ trong thực thi công việc được giao. Đặc biệt là tinh thần phụng sự nhân dân, đổi mới, sáng tạo.

Nghị định 29/2023/NĐ-CP được ban hành kịp thời kỳ vọng động viên được số người dôi dư chấp nhận thực hiện chế độ tinh giản.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...