Hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip

Được dùng CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Ảnh minh họa
Được dùng CCCD gắn chíp thay cho thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế vừa có Văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân gắn chip.

Thời gian vừa qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp với Bộ Công an thực hiện từng bước đồng bộ dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với dữ liệu quốc gia về dân cư, xây dựng các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo việc tra cứu thông tin về BHYT qua thẻ Căn cước công dân gắn chíp. Nhiều người dân đã được tích hợp thông tin về BHYT trong dữ liệu về Căn cước công dân.

Để tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai tiếp đón, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh có Căn cước công dân gắn chíp tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân có gắn chíp hoặc qua ứng dụng VNEID (chỉ áp dụng đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do Bộ Công an cung cấp).

Đối với người bệnh đã được cấp căn cước công dân có gắn chíp, trường hợp khi kiểm tra căn cước công dân hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về bảo hiểm và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện hành. Đồng thời thông tin cho người bệnh biết để đi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế kể từ lần sau bằng căn cước công dân gắn chíp hoặc bằng ứng dụng VNEID;

Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về tham gia bệnh BHYT, giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ bảo hiểm y tế trên căn cước công dân chưa thể thực hiện được; thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện hành.

Đối với người bệnh chưa được cấp căn cước công dân có gắn chíp thì thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám bệnh, chữa bệnh BHYT hiện hành

Bộ Y tế đề nghị đồng chí Thủ trưởng các đơn vị khẩn trương nghiên cứu, tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tạm thời tại Công văn này.

Bộ Y tế sẽ thống nhất với Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sớm có tài liệu hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật hoặc hàm API (nếu có), để các đơn vị thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Đọc thêm

Vì sao độc tố Botulinum gây ngộ độc nguy hiểm?

Hình minh họa. Nguồn BV Vinmec

(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Cẩn trọng với bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.

Những người kiến tạo hạnh phúc cho cậu bé người Nùng khoèo chân

Báo Úc chia sẻ về câu chuyện của cậu bé người Nùng. (Ảnh: Herald Sun)
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế siêu âm để tầm soát bệnh cho người dân.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

Cô gái trẻ biến dạng vành tai sau bấm khuyên

Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.

Cho trẻ uống oresol thế nào mới an toàn?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Pha oresol sai cách rất nguy hiểm, bởi khi pha với nồng độ quá đậm đặc có thể khiến trẻ bị ngộ độc Natri, gây ra tình trạng nôn mửa, co giật, thậm chí nặng hơn có thể gây viêm não, phù não, tổn thương não và tử vong...

8 người tiếp xúc gần nạn nhân tử vong do chó dại cắn

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chiều 16/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên cho biết, trên địa bàn vừa có một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nhiều người tiếp xúc gần với bệnh nhân này đã được hướng dẫn đến cơ sở y tế để tư vấn và điều trị.