Hướng dẫn đưa hoạt động văn hóa, du lịch, giải trí trở lại

Hướng dẫn đưa hoạt động văn hóa, du lịch, giải trí trở lại
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có hướng dẫn để đưa hoạt động văn hóa, du lịch, giải trí trở lại. 

Theo đó, tại khu vực cửa vào của địa điểm tổ chức sự kiện, hoạt động dịch vụ phải tổ chức đo thân nhiệt, yêu cầu người lao động, người tham dự phải khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách theo quy định; bố trí biển báo quy định phòng, chống dịch; bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay; bố trí khu vực vào đơn vị có kẻ vạch giãn cách theo quy định; kiểm soát và quản lý người vào; có biện pháp kiểm soát mật độ người vào đảm bảo quy định phòng, chống dịch. Yêu cầu toàn bộ người tham gia tổ chức phải thực hiện 5K.

Có phương án bố trí phòng/khu vực cách ly tạm thời (sau đây gọi là phòng cách ly) cho người tổ chức/người tham gia có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... hoặc F0, F1, F2 khi đang làm việc. Khu vực cách ly phải đảm bảo các yêu cầu của Bộ Y tế.

Yêu cầu tại các nơi có tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy; bố trí đầy đủ khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, đảm bảo luôn có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình sức khỏe của người tham gia tổ chức; có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền về y tế của địa phương khi có yêu cầu…

Người tham dự sự kiện phải thực hiện 5K, chấp hành các quy định của pháp luật về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Người tham dự sự kiện phải thực hiện 5K, chấp hành các quy định của pháp luật về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Người tham dự sự kiện phải thực hiện 5K, chấp hành các quy định của pháp luật về biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các quy định của chính quyền địa phương, cơ quan y tế và ban tổ chức; sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế theo quy định...

Trong trường hợp Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 đối với các đối tượng áp dụng tại hướng dẫn này thì thực hiện theo quy định mới.

Hướng dẫn cũng ban hành quy định cụ thể đối với từng hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch theo từng cấp độ cụ thể. Theo đó, tùy theo từng sự kiện, diễn ra ở từng địa phương thuộc từng cấp độ, sẽ quy định cụ thể về quy mô, hình thức tổ chức và số khách mời tham gia sự kiện.

Đối với lĩnh vực văn hóa

Cụ thể, đối với hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị; hoạt động triển lãm; tổ chức ngày kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng:

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 2: Giảm quy mô, cấp độ, thay đổi hình thức tổ chức theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định của địa phương. Giảm 30% số lượng đại biểu, khách mời theo kế hoạch được phê duyệt.

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 3: Giảm 50% số lượng đại biểu, khách mời dự theo kế hoạch được phê duyệt.

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 4: Dừng tổ chức các hoạt động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngày kỷ niệm, ngày truyền thống ngày thành lập, ngày hưởng ứng thông qua phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử, ấn phẩm tuyên truyền.

Đối với hoạt động lễ hội

Giảm quy mô, điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức lễ hội; giảm tổ chức các hoạt động hội đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch bệnh căn cứ theo tình hình diễn biến dịch bệnh và các quy định thực tế tại địa phương.

Giảm 50% số lượng đại biểu, khách mời theo kế hoạch được phê duyệt đối với địa bàn có dịch cấp độ 2. Chỉ tổ chức phần nghi lễ, không tổ chức các hoạt động hội. Không mời khách tham dự phần nghi lễ đối với địa bàn có dịch cấp độ 3. Dừng tổ chức lễ hội đối với địa bàn có dịch cấp độ 4.

Đối với hoạt động của thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 2: Giảm 50% số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ. Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 3 các điều kiện cũng tương tự cấp độ 2, tuy nhiên về số lượng khách, khán giả, độc giả phục vụ thì giảm 70%.

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 4: Dừng tổ chức các hoạt động.

Đối với hoạt động của các di tích, bảo tàng

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 2: Chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 20 người/đoàn; đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Người hướng dẫn, thuyết minh tham quan đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19 thời gian đủ 14 ngày trở lên, hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 theo quy định của Sở Y tế.

Đối với địa bàn có dịch cấp độ 3 các điều kiện cũng tương tự cấp độ 2, tuy nhiên chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch. Riêng đối với địa bàn có dịch cấp độ 4 thì dừng tổ chức các hoạt động.

Đối với hoạt động thể dục thể thao và thi đấu thể thao

Hướng dẫn cũng quy định rất cụ thể cho từng hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời, trong nhà; hoạt động thi đấu thể thao; hoạt động huấn luyện, đào tạo vận động viên theo từng cấp độ ở địa bàn.

Ban tổ chức giải hoặc đơn vị tổ chức giải thể thao chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai phương án đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 trình cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức giải phê duyệt trong thời hạn tối thiểu là 15 ngày trước khi giải khai mạc (bao gồm việc kiểm tra, xét nghiệm, đảm bảo an toàn cho người tham gia, khán giả và phương án phối hợp với cơ quan y tế xử lý khi phát hiện ca mắc mới; thực hiện các biện pháp khử khuẩn, vệ sinh trang, thiết bị, dụng cụ).

Đối với hoạt động du lịch

Hướng dẫn quy định cụ thể việc yêu cầu xét nghiệm đối với từng cấp độ dịch, từng đối tượng và quy định tỷ lệ công suất hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh du lịch ở từng địa bàn theo từng cấp độ. Nơi có dịch cấp độ 1 và 2 thì hoạt động du lịch được tổ chức phục vụ 100% công suất. Địa bàn có dịch cấp độ 3, chỉ tổ chức hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch, sự kiện tập trung trong nhà và các chương trình du lịch theo nhóm dưới 25 người.

Cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống trong cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động với không quá 50% công suất tại cùng một thời điểm. Phương tiện đưa đón khách không sử dụng quá 50% số ghế. Các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát-xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp và dịch vụ khác thực hiện theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Địa bàn có dịch cấp độ 4 thì phải dừng hoạt động tham quan tại khu, điểm du lịch; dừng tổ chức sự kiện tập trung trong nhà trên 20 người; dừng các chương trình du lịch trong địa bàn, đi và đến địa bàn này.

Cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống trong cơ sở kinh doanh du lịch được hoạt động không quá 30% công suất tại cùng một thời điểm. Phương tiện đưa đón khách không sử dụng quá 50% số ghế. Các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác thực hiện theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các cơ sở lưu trú du lịch tiếp nhận khách cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch của cơ quan y tế địa phương. Các cơ sở lưu trú du lịch đang phục vụ khách với công suất trên 30% thì không đón khách mới.

Đối với cơ sở kinh doanh du lịch là phải đăng ký và tự đánh giá an toàn COVID-19 hằng ngày tại địa chỉ http://safe.tourism.com.vn để kết nối với hệ thống an toàn COVID quốc gia.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.