Hướng dẫn cách thức thi Vòng chung kết Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”

(PLVN) -Bộ Tư pháp vừa ban hành văn bản hướng dẫn Cách thức thi Vòng chung kết Cuộc thi trực tuyến toàn quốc  “Pháp luật học đường”.

Theo đó, Vòng chung kết được áp dụng cho thí sinh đã tham gia thi bảng A và bảng B đủ các điều kiện tham dự Vòng chung kết Cuộc thi. Vòng chung kết sẽ được thi theo hình thức sân khấu và tập trung tại Thành phố Hà Nội.

Vòng chung kết được chia thành Vòng đấu loại trực tiếp và Vòng xếp hạng toàn quốc. Vòng đấu loại trực tiếp gồm 60 thí sinh ( Bảng A: 30 thí sinh, Bảng B: 30 thí sinh)

Ở mỗi bảng, các thí sinh làm bài trắc nghiệm trên máy tính đã chuẩn bị tại sân khấu. Mỗi thí sinh trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 10 phút. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu hỏi là 30 giây. Hết 30 giây thí sinh chưa có câu trả lời, hệ thống sẽ tự động chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa của vòng thi này là 200 điểm. Kết thúc Vòng đấu loại trực tiếp, 15 thí sinh có điểm số cao nhất và thời gian trả lời ngắn nhất của mỗi bảng được chọn tham gia Vòng xếp hạng toàn quốc. 

Trường hợp thí sinh ở vị trí thứ 15, 16 có điểm số và thời gian trả lời bằng nhau, thí sinh bấm chuông giành quyền trả lời 01 câu hỏi phụ sau khi người dẫn chương trình đưa ra hiệu lệnh “Hết”. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất câu hỏi phụ được chọn vào Vòng xếp hạng toàn quốc. 

Đối với Vòng xếp hạng toàn quốc được chia thành các Phần thi: Ai nhanh hơn, Chìa khóa pháp lý, Luật gia tương lai.

Phần thi “Ai nhanh hơn” gồm 30 thí sinh (Bảng A: 15 thí sinh; Bảng B: 15 thí sinh). Ở mỗi bảng, các thí sinh trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính đã chuẩn bị tại sân khấu. Sau khi người dẫn chương trình công bố câu hỏi (câu hỏi cũng được hiển thị đồng thời trên máy tính của thí sinh), thí sinh có tối đa 20 giây để suy nghĩ và trả lời mỗi câu hỏi. Điểm tối đa của mỗi câu hỏi là 20 điểm. Thí sinh trả lời đúng ở giây đầu tiên được tính điểm tối đa, trả lời đúng ở các giây tiếp theo được tính điểm lần lượt thấp hơn 01 điểm cho đến giây thứ 20 được tính 01 điểm. Điểm tối đa của phần thi này là 200 điểm. Kết thúc phần thi “Ai nhanh hơn”, 06 thí sinh có điểm số cao nhất và thời gian trả lời ngắn nhất của mỗi bảng được chọn tham gia phần thi “Chìa khóa pháp lý”. 

Phần thi “Chìa khóa pháp lý” thí sinh sẽ trả lời câu hỏi theo hình thức lật mở miếng ghép.

Ở mỗi bảng, các thí sinh lựa chọn một trong 06 ô có chứa các tình huống pháp lý để trả lời câu hỏi. Các thí sinh theo điểm từ cao đến thấp của phần thi “Ai nhanh hơn” lần lượt chọn ô và trả lời câu hỏi. Sau khi thí sinh chọn ô, hệ thống sẽ hiển thị chìa khóa pháp lý  và một tình huống pháp lý. Người dẫn chương trình đọc tình huống, câu hỏi  và thí sinh suy nghĩ, chuẩn bị nội dung trong 01 phút. Sau thời gian suy nghĩ, thí sinh lựa chọn đáp án và giải thích căn cứ, quy định pháp luật để lựa chọn đáp án trong vòng 01 phút. Trả lời đúng đáp án và giải thích đúng về căn cứ, quy định pháp luật được 50 điểm; trả lời sai hoặc giải thích không đầy đủ về căn cứ, quy định pháp luật sẽ không có điểm. Mỗi thí sinh có quyền chọn ngôi sao hy vọng trước khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi. Nếu chọn ngôi sao hy vọng, thí sinh trả lời đúng được 100 điểm, trả lời sai bị trừ 20 điểm. 

Trường hợp thí sinh trả lời sai thì các thí sinh còn lại có quyền bấm chuông để giành quyền trả lời sau khi người dẫn chương trình đưa ra hiệu lệnh “Hết”. Thí sinh trả lời đúng được 25 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Mỗi câu hỏi chỉ được bổ sung 01 lần. Kết thúc phần thi “Chìa khóa pháp lý”, 03 thí sinh có điểm số cao nhất của mỗi bảng được chọn tham gia phần thi “Luật gia tương lai”.

Trường hợp thí sinh ở vị trí thứ 3, 4 có điểm số bằng nhau, thí sinh có điểm thi cao hơn và thời gian trả lời nhanh hơn ở phần thi “Ai nhanh hơn” được chọn vào phần thi “Luật gia tương lai”. Trường hợp vẫn có thí sinh có điểm số và thời gian trả lời bằng nhau, các thí sinh sẽ bấm chuông giành quyền trả lời 01 câu hỏi phụ sau khi người dẫn chương trình đưa ra hiệu lệnh “Hết”. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất câu hỏi phụ được chọn vào phần thi “Luật gia tương lai”.

 Phần thi “Luật gia tương lai” sẽ có 6 thí sinh tham gia (mỗi bảng 3 thí sinh). Ở mỗi bảng, các thí sinh bốc thăm câu hỏi theo chủ đề mà thí sinh đã lựa chọn. Các thí sinh theo điểm từ cao đến thấp của phần thi “Chìa khóa pháp lý” lần lượt bốc thăm và trả lời câu hỏi. Mỗi thí sinh sử dụng kỹ năng, hiểu biết, kiến thức để nêu quan điểm cá nhân về ý nghĩa, vai trò của pháp luật, ý thức pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật…

Sau khi thí sinh bốc thăm, người dẫn chương trình đọc câu hỏi, thí sinh có 01 phút để suy nghĩ, chuẩn bị nội dung và 04 phút để trả lời. Trình bày quá 15 giây so với thời gian quy định bị trừ 05 điểm. Sau khi các thí sinh hoàn thành phần thi, Ban Giám khảo sẽ chấm điểm cho từng thí sinh và chuyển phiếu điểm cho người dẫn chương trình công bố. Điểm tối đa của phần thi này là 100 điểm.

Kết thúc phần thi, 03 thí sinh sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm đã đạt được của phần thi “Chìa khóa pháp lý và “Luật gia tương lai”. Trường hợp thí sinh có điểm số bằng nhau sẽ phân định bằng câu hỏi phụ. Thí sinh giành quyền trả lời câu hỏi phụ bằng cách bấm chuông sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi và đưa ra hiệu lệnh “Hết”.

Ngoài các phần thi dành cho thí sinh, khán giả theo dõi và tham dự Cuộc thi tại địa điểm tổ chức Vòng chung kết sẽ tham gia trả lời một số câu hỏi do người dẫn chương trình công bố. Khán giả có câu trả lời đúng, nhanh sẽ được chọn để trao phần thưởng.

Ngoài các giải thưởng cho cá nhân thí sinh đạt giải của mỗi bảng, giải tập thể và khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức Cuộc thi ở Trung ương theo Thể lệ số 4182/TL-BTC ngày 24/10/2019, Ban Tổ chức Cuộc thi bổ sung một số giải thưởng cá nhân của mỗi bảng và giải tập thể. 

Đọc thêm

Cuộc đời như chuyện phim của ông chủ Khu suối nước khoáng nóng Trạm Tấu

Vũ Mạnh Cường - ông chủ của Khu Suối nước khoáng nóng Trạm Tấu (Ảnh Trần Giáp)
(PLVN) - Tôi cũng không hiểu cơ duyên nào đã đưa  chúng tôi đến với mảnh đất Trạm Tấu (Yên Bái) này, và cũng không hiểu cơ duyên nào đã đưa tôi đến Khu Suối khoáng nóng Trạm Tấu, đưa chúng tôi gặp Vũ Mạnh Cường - ông chủ của Khu Suối khoáng nóng Trạm Tấu - trong một hội họp rất đông người, để rồi chúng tôi có một cuộc phỏng vấn lúc đêm muộn, cho kịp chuyến xe về Hà Nội của tôi vào sáng sớm hôm sau.

Báo Pháp luật Việt Nam kết nạp Đảng viên mới

Báo Pháp luật Việt Nam kết nạp Đảng viên mới
(PLVN) -Ngày 24/3, tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Chi bộ Khối Nội dung (Báo Pháp luật Việt Nam) đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Trần Ngọc Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và đông đảo các đảng viên của Báo.

Bộ Công an: Đẩy mạnh hoàn thiện các “công cụ” để thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an.
(PLVN) - Việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu giấy từ ngày 1/1/2023 đã đem lại nhiều thuận lợi cho người dân nhưng thực tế vẫn có một bộ phận người dân phản ánh về khó khăn, phiền hà khi thực hiện thủ tục hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này sau gần 3 tháng triển khai, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an.

Phòng PBGDPL - Sở Tư pháp Tư pháp Hải Phòng nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Phòng PBGDPL (Sở Tư pháp TP Hải Phòng) được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Ngày 22/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP Hải Phòng đã tổ chức phiên họp triển khai công tác 2023. Nhân dịp này, Phòng PBGDPL thuộc Sở Tư pháp TP Hải Phòng đã được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho những nỗ lực “đưa” luật đến người dân và doanh nghiệp trên địa bàn trong giai đoạn 2017-2021.

Chi hội Nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo để phát triển

TS Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN; Phó Tổng Biên tập Vũ Hồng Thúy cùng đại diện Ban Công tác Hội, Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam chúc mừng Ban Thư ký Chi hội Nhà báo Báo PLVN nhiệm kỳ 2023-2025.
(PLVN) - Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) được bầu làm Thư ký Chi hội Nhà báo Báo PLVN nhiệm kỳ 2023-2025. Chi hội xác định phương hướng, mục tiêu chung nhiệm kỳ 2023-2025 là đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, phát triển, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cà Mau nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách

Cà Mau nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách
(PLVN) -  Ngày 20/3, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện truyền thông dự thảo chính sách cho 150 đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin, báo chí ở địa phương.

Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số

Bộ, ngành Tư pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số
(PLVN) -Trong bối cảnh cả nước cùng quyết tâm thực hiện chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc tổ chức Diễn đàn pháp luật thường niên với chủ đề “Chuyển đổi số trong ngành Tư pháp” vào sáng 20/3.