Hướng dẫn cách loại bỏ độc tố trên thực phẩm

Hướng dẫn cách loại bỏ độc tố trên thực phẩm
(PLO) - Tình trạng rau xanh chứa hàm lượng thuốc trừ sâu cao đang là mối lo lớn nhất của hầu hết các bà nội trợ. Để giảm bớt lượng chất độc hại này, bạn nên ngâm rau trước khi chế biến. Chỉ với giấm, chanh, muối, các bạn có thể pha thành các hỗn hợp rửa rau quả loại bỏ sạch độc tố. 

Cách pha hỗn hợp rửa rau quả sạch hóa chất

Cách đơn giản nhất là rửa rau quả dưới vòi nước sạch hoặc phơi nắng khoảng 5p sẽ khiến dư lượng thuốc trừ sâu dễ bị phân giải. Bạn cũng có thể ngâm rau củ quả với nước muối pha loãng hoặc nước rửa chuyên dụng theo đúng hướng dẫn để giúp dễ dàng loại bỏ độc tố trong rau. 

Các chuyên gia y tế khuyên khi mua rau quả về nên rửa sạch rồi bọc túi nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau hai ngày. Với cách này, rau quả vừa đảm bảo độ tươi ngon vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Rau dạng củ như củ cải, hành tây, khoai tây, khoai lang... nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến loại này nên rửa sạch, gọt vỏ và rửa lại lần nữa trước khi chế biến.

Ngoài ra, bạn có thể tự mua các nguyên liệu như chanh, dấm, muối baking soda để tự pha các hỗn hợp rửa sạch rau, loại bỏ các độc tố. Nhất là các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác.

Đối với các loại trái cây, rau củ chứa ít dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bạn chỉ cần sử dụng hỗn hợp gồm nước pha với giấm theo tỉ lệ 3:1. Sau đó chỉ cần ngâm trái cây và rau quả trong hỗn hợp nước giấm loãng trong vòng 10-20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Bạn cũng có thể ngâm trái cây, rau củ với các hỗn hợp sau: 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng cà phê baking soda và 1 chén nước hoặc pha hỗn hợp gồm 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh giấm táo và 1 chén nước (tùy theo lượng rau quả mà pha nhiều hay ít). Hãy ngâm trái cây, rau củ trong vòng 10 – 20 phút rồi rửa thật sạch lại với nước đun sôi để nguội.

Đối với các loại trái cây, rau củ có tỷ lệ thuốc trừ sâu cao mà bạn ăn tươi sống, hỗn hợp giấm loãng không thể loại bỏ hết được. Hãy pha hỗn hợp theo công thức sau: 1 chén nước, 1/2 cốc giấm táo hoặc giấm trắng (chừng 150ml), 1 muỗng canh baking soda và 1 vài giọt tinh dầu hạt bưởi. Hãy ngâm rau củ và trái cây trong hỗn hợp này 1 giờ. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước là có thể dùng ngay.

Cách loại bỏ chất gây ung thư khỏi dưa trước khi muối

Dưa muối là thực phẩm phổ biến, có thể xào với lòng hoặc nấu canh chua. Tuy nhiên hàm lượng chất Nitroso trong dưa tương đối cao nên trước khi muối cần loại bỏ bớt. Phương pháp thông thường là cho vào nước luộc, phơi nắng hoặc rửa bằng nước nóng để có thể đạt được mục đích tẩy trừ chất gây ung thư.

Vì vậy, bạn nên phơi héo rau cải trước khi muối dưa. Lưu ý nữa là không nên dùng đi dùng lại nước muối rau dưa sẽ làm tăng chất gây ung thư.

Để muối dưa cải ngon, hạn chế độc tố, bạn nên chọn rau cải ngon, sau khi xử lý qua đem cắt khúc ngắn thêm hành lá vào cho thơm rồi rửa lại và để cải ráo nước. Sau đó dùng nước đun sôi để nguội âm ấm rồi cho muối biển, đường khuấy tan, khi nếm có vị lợ lợ là được. 

Tiếp đó hãy đổ nước xâm xấp nước lên rau cải, chú ý cho bẹ cải xuống dưới cùng, phần lá lên trên. Dùng vỉ nén để rau cải hoàn toàn trong nước, nén chặt. Dưa cải sau khi lên men tự nhiên có vị chua thanh, dưa vàng ruộm, giòn và nước dưa trong.

Không rán thịt, nên luộc qua tôm, cá

Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần sẽ làm cho thịt biến tính co lại khiến cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn.

Để giảm thiểu độc tố, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.

Nếu chế biến thịt ở nhiệt độ cao, đặc biệt là chiên rán, thịt sẽ tạo thành chất pyrrolidine nitroso và dimethylnitrosamine, là những hợp chất được chứng minh gây bệnh ung thư. Do vậy các mẹ nội trợ lưu ý không nên rán, chiên thịt ở nhiệt độ cao.  

Đối với cá biển có hàm lượng chất nitrite khá cao, vì vậy trước khi ăn, tốt nhất bạn nên cho vào nước luộc qua để loại bỏ bớt chất độc này. Bạn cũng nên kết hợp ăn cá cùng với rau xanh và hoa quả để đảm bảo sức khỏe.

Đối với tôm khô, tôm nõn thường có chứa chất gây ung thư dimenthulnitrosamine. Vì vậy trước khi nấu, bạn nên cho vào nước luộc qua, đổ nước đó đi rồi mới chế biến thành món ăn. Hoặc bạn có thể phơi tôm dưới ánh mặt trời 3-6 tiếng cũng có thể loại bỏ bớt các chất gây ung thư.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.