Hùng Lekima kể “nỗi đau” rác thải qua ảnh

Hùng Lekima và chiếc xe máy đồng hành cùng anh trong hành trình xuyên
Việt săn rác
Hùng Lekima và chiếc xe máy đồng hành cùng anh trong hành trình xuyên Việt săn rác
(PLVN) - Hùng Lekima trở thành nhiếp ảnh gia đầu tiên thực hiện hành trình xuyên Việt kéo dài 43 ngày đêm, chụp hàng nghìn bức ảnh về thực trạng kinh hoàng của rác thải nhựa dọc đường bờ biển Việt Nam. Trong chuyến độc hành này, anh gặp những hôm mưa gió, đêm tối không có đèn đường phải đi qua những cung đường xấu, hoang vắng không bóng người, rủi ro bất trắc luôn rình rập.

3.000 nghìn bức ảnh về thực trạng kinh hoàng của rác thải nhựa

Hùng Lekima tên thật là Nguyễn Việt Hùng, sinh năm 1977. Niềm đam mê nhiếp ảnh xuất phát từ thời học cấp 1, anh có một bạn học và là hàng xóm là con chủ một hiệu ảnh. Mỗi lần muốn rủ bạn đi chơi, Hùng phải làm hộ mọi công việc, từ tô màu, làm bao bì hay cả rửa ảnh trong buồng tối. Càng làm, anh càng thấy thú vị. Anh luôn ấp ủ, sau này khi đi làm sẽ tiết kiệm tiền mua tặng riêng cho mình một chiếc máy ảnh “ra trò”. Cách đây 20 năm, khi máy ảnh số phát triển, anh Hùng là quản trị diễn đàn nhiếp ảnh đầu tiên của Việt Nam và lấy nick là Hùng Lekima.

Hùng Lekima được biết tới là một nhiếp ảnh gia, một người thầy nhiệt huyết của nhiều thế hệ đam mê nhiếp ảnh. Anh từng tham gia giảng dạy và nói chuyện về nhiếp ảnh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức hàng trăm chuyến chụp ảnh khắp mọi miền Tổ quốc, đồng thời cũng là cộng tác viên của nhiều tờ báo trong nước và quốc tế. Với nhiếp ảnh, Hùng Lekima thường xuyên đi và có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc đẹp của Tổ quốc. Những tác phẩm của anh đã được triển lãm trong và ngoài nước (Singgapore, Trung Quốc, Pháp, Đài Loan, Đức, Nhật, Philippine…).

Lần đầu tiên, anh biết đến câu chuyện của rác thải nhựa cách đây 5 năm, sau biến cố không mong muốn của gia đình, khi mẹ anh bị ung thư. Hùng Lekima đã tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh và từ đó mới biết đến các tác hại vô cùng to lớn của rác thải nhựa với môi trường với sức khỏe con người với đại dương. Đó là, mỗi năm, Việt Nam xả ra đại dương khoảng 0.28 đến 0.73 triệu tấn rác thải nhựa qua 112 cửa sông. Trong 5 nước đứng đầu thế giới về lượng rác nhựa gây ô nhiễm môi trường biển, chiếm hơn 50% lượng rác nhựa thải ra đại dương, Việt Nam đứng thứ 4, sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Bản thân, Hùng Lekima có tình yêu to lớn với biển cả. Vì thế, anh quyết định góp một phần sức lực nhỏ của mình, dùng sức mạnh của nhiếp ảnh để góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng.

Hùng Lekiama muốn thông qua hành trình “Save our seas” đi dọc bờ biển đất nước để ghi lại và truyền tải những hình ảnh chân thực nhất về tình trạng rác thải nhựa, nhằm giúp mọi người có thể hình dung điều gì đang xảy ra và hậu quả sẽ ra sao nếu chúng ta không làm gì. Anh chọn chụp ảnh rác và những người khác sẽ làm những điều ý nghĩa khác. Mỗi hành động dù lớn hay nhỏ đều rất đáng quý.

Và Hùng Lekima trở thành nhiếp ảnh gia đầu tiên thực hiện hành trình xuyên Việt kéo dài 43 ngày đêm, chụp hàng nghìn bức ảnh về thực trạng kinh hoàng của rác thải nhựa dọc đường bờ biển Việt Nam.

Tháng 8/2018 là thời điểm Hùng Lekima bắt đầu cuộc hành trình. Từ Hà Nội anh đi Ninh Bình và bám theo đường biển vào đất mũi Cà Mau, rồi men theo biển đi tới Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia. Tháng 12/2018, anh tiếp tục hành trình từ Hà Nội đi Nam Định và dọc biển của 3 tỉnh còn lại là Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc.

Để đi dọc chiều dài đất nước, nhiếp ảnh Hùng Lekia đã chuẩn bị một chiếc xe máy đèo sau ba chiếc thùng gồm chủ yếu vật dụng cá nhân và đồ nghề máy ảnh. Do đi xe máy và vào địa hình phức tạp, có thể gặp mưa gió dễ ngã, anh đã phải dùng hộp đựng đồ nghề chụp ảnh chuyên dụng, flycam, máy quay chụp dưới nước nhỏ xinh, đèn và các dụng cụ cần thiết khác có khả năng chống va đập và chống nước. Cũng do di chuyển xe máy nên ngoài áo bảo hộ, anh còn dùng các bảo hộ cho chân. Tuy nóng và vướng nhưng vì sự an toàn, anh vẫn mặc hàng ngày. Đường đi nhiều đoạn khó khăn và di chuyển cả trên cát, nên ngoài đèn pin, túi sơ cứu anh còn chuẩn bị một chiếc còi luôn đeo trên cổ, nếu không may bị làm sao có thể dùng nó cho đỡ mất sức khi phải kêu cứu.

Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi

Trong chuyến độc hành này, anh gặp những hôm mưa gió, đêm tối không có đèn đường phải đi qua những cung đường xấu, hoang vắng không bóng người, rủi ro bất trắc luôn rình rập. Một thân một mình “chinh chiến” trong chuyến hành trình đi chụp rác thải nhựa, nhiếp ảnh gia Hùng Lekima cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí là nỗi sợ hãi. Anh Hùng kể lại: “Một thân một mình đi qua nhiều đoạn đường vắng, lắm lúc anh cũng thấy sợ. Nhớ có lần từ Phan Rang đi Cà Ná, đường tối sập không một bóng người, lúc đó gió còn thổi mạnh nghiêng cả xe, trong khi một bên là vách núi, bên kia là bờ biển tối đen. Anh không nhìn được phía trước là gì, chỉ biết lao đi theo cảm tính”. Có lần ở “trận chiến căng thẳng” ở bờ biển hoang vắng khi bên kia là một người lái xe tải định đổ rác ra biển, còn Hùng thì lăm lăm đồ nghề để quay, chụp. Có nhiều lúc anh bị đối phương dọa đập máy ảnh, dọa gây thương tích… Chưa kể tới việc, để có bức ảnh chân thật, anh đã phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí ăn lương khô buổi trưa ở chỗ rác toàn cây chết khô để rồi cuối cùng bắt gặp ba người phụ nữ cào ngao đi trong khung hình. Với sự nhiệt huyết, đam mê ấy, anh nhận được nhiều sự giúp đỡ của người dân và sự động viên kịp thời của truyền thông.

Cùng chiếc xe máy, Hùng Lekima đã vượt qua 7.000 km, qua 28 tỉnh, thành ven biển, chụp lại 3.000 bức ảnh cùng một số thước phim tư liệu về rác thải nhựa, mỗi post ảnh trên Facebook đã nhận hàng triệu lượt xem và hàng chục ngàn lượt chia sẻ, quan tâm rất lớn của công chúng.

Điều mà nhiếp ảnh gia day dứt buồn vì có nhiều bãi biển kéo dài cả ki lô mét toàn rác thải không nhìn thấy cát đâu cả và mọi người còn đi vệ sinh ở trên đó. Anh cũng vô cùng sốc và bàng hoàng khi đến Bình Châu có cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn. Người ta hồn nhiên quăng rác cứ như biển là bãi rác khổng lồ của họ. Buồn hơn, anh nghe những người dân ở đó thủng thẳng nói: “Ở đây không có thùng rác!”. Còn tại bãi biển Tuy Phong ở Bình Thuận, nơi những con kênh không nhìn thấy nước mà chỉ thất toàn rác nổi lềnh phềnh trên đó và trẻ con chơi đùa ở đó. “Âm thanh mà mình nhớ nhất sau hành trình dài cạnh biển không phải là tiếng sóng mà là tiếng ruồi bay mỗi khi mình qua các bãi rác. Đặc biệt khi họ đốt rác!” - nhiếp ảnh gia Hùng Lekima nhớ lại.

Những bãi biển, những dòng sông, những bờ kênh, những con người oằn mình trong rác. “Con người quăng rác thải nhựa xuống những dòng sông, hay ra những cửa biển và nghĩ rằng rác đã tránh xa cuộc đời họ. Nhưng không phải vậy, đến một ngày nó sẽ quay lại trong hình hài khác, nguy hiểm hơn cho chính chúng ta và cho con cháu của chúng ta.”- Hùng Lekima lo lắng.

“Hãy cứu biển” là triển lãm ảnh đầu tiên về rác thải nhựa ở Việt Nam được trưng bày đúng dịp kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5/6) và ngày Đại dương thế giới (8/6), đánh dấu chặng đường đầu tiên của dự án cá nhân Save Our Seas của nhiếp ảnh gia Hùng Lekima. “Hãy cứu biển” với thông điệp “Chỉ có hành động mới mang lại sự thay đổi”, thông qua các bức ảnh, triển lãm nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về rác thải.

Nhiếp ảnh gia mong mỏi: “Thêm một người nhận thức được vấn đề rác thải là thêm một cơ hội để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta. Hãy hành động ngay hôm nay để giảm rác cứu biển”. Triển lãm cũng như góp một tiếng nói tới các cơ quan quản lý, nhà làm chính sách trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa, cứu đại dương”. Nhiếp ảnh gia Lekima Hùng muốn gửi được thông điệp mạnh mẽ về “3R” trong việc sử dụng rác thải nhựa: Reduce (giảm thiểu), Reuse (tái sử dụng), Recycle (tái chế). Đặc biệt, thông điệp chính là chỉ có hành động mới làm ta thay đổi.

Đối với nhiếp ảnh gia Hùng Lekima, hành trình xuyên Việt chỉ là bước khởi đầu. Hiện, anh vẫn tiếp tục thực hiện các triển lãm ảnh về rác, tham gia nhiều buổi nói chuyện về môi trường, tổ chức nhặt rác ở đảo... Nhưng nếu anh làm mọi việc đơn lẻ, tiếng vang sẽ không lớn. Anh đã chọn đồng hành với các đơn vị, tổ chức có cùng chí hướng, cùng tầm nhìn vì rõ ràng, khi nhiều người cùng lên tiếng thì sức ảnh hưởng lớn hơn, tinh thần hành động từ đó cũng lan rộng hơn rất nhiều.

Nhân dịp này, anh Nguyễn Việt Hùng cũng phát động trên trang cá nhân của mình, huy động chụp ảnh rác ở nơi bạn sống hay du lịch và tham gia thử thách dọn rác, góp phần làm sạch môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.