Huế - Thành phố của những Festival

Festival Huế đã khẳng định thương hiệu. (Ảnh: Tổ Quốc)
Festival Huế đã khẳng định thương hiệu. (Ảnh: Tổ Quốc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từng được xem là lễ hội hoàng gia của triều đình Nguyễn, Festival Huế ngày nay vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc. Festival Huế là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Nghệ thuật đa sắc màu trong không gian cổ kính

Festival Huế 2024, du khách có những trải nghiệm về sắc màu văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn, đắm mình trong không gian của một đô thị cổ kính nhưng không kém phần năng động.

Festival Huế 2024 được tổ chức theo định hướng bốn mùa. Lễ hội mùa xuân - “Xuân cố đô” (diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3) nổi bật là các hoạt động “Tết cung đình, không gian văn hóa Tết truyền thống” và các lễ hội dân gian phong phú, độc đáo, thu hút đông đảo sự hưởng ứng, tham gia của du khách. Lễ hội mùa hạ - “Kinh thành tỏa sáng” (diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6) với điểm nhấn “Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024”. Lễ hội mùa thu - “Huế vào thu” (diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9) trọng tâm là chương trình Tết Trung thu với Hội đèn lồng Huế 2024, kết hợp hoạt động quảng diễn lân - sư - rồng đường phố, trưng bày, sắp đặt, rước đèn, trải nghiệm Tết Trung thu truyền thống, giới thiệu những nét đẹp trong văn hóa chơi Trung thu của người Việt. Lễ hội mùa đông - “Mùa đông xứ Huế” (từ tháng 10 đến tháng 12) điểm nhấn là “Tuần lễ âm nhạc Huế 2024” và kết thúc bằng chương trình “Countdown tạm biệt Festival Huế 2024 - chào đón năm mới 2025”.

Điểm nhấn của Festival Huế 2024 là “Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế” với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ 7 - 12/6/2024.

“Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế” sẽ mang đến những trải nghiệm mới lạ, độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghệ thuật. Đây là nơi hội tụ những chương trình biểu diễn hấp dẫn của các nghệ sỹ tiêu biểu trong nước và quốc tế, giới thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao của 8 quốc gia đến từ các châu lục, diễn ra hàng đêm tại các sân khấu ở điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, vườn Thiệu Phương (Đại nội); các sân khấu cộng đồng bia Quốc học, Công viên 3/2 và khắp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong nỗ lực phấn đấu trở thành thành phố Festival mang tầm quốc gia và quốc tế đặc trưng của Việt Nam, Festival Huế 2024 tiếp tục là hoạt động văn hóa đặc sắc, hấp dẫn bởi tính truyền thống, ấn tượng và nhân văn khi đưa người dân và du khách trở thành chủ thể sáng tạo lẫn chủ thể thụ hưởng. Tại Festival Huế, người dân, du khách có thể thỏa sức thưởng thức miễn phí những tiết mục nghệ thuật hoành tráng ngay tại các sân khấu dọc hai bờ sông Hương hoặc ngay trung tâm TP Huế. Hình thức biểu diễn, sân khấu thay đổi thiết kế nhằm tăng tính tương tác, để Festival Huế tiếp tục là “cầu nối” giữa văn hóa và nghệ thuật.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô

Từ sự kiện Festival văn hóa Việt Pháp do thành phố Huế phối hợp với tổ chức CODEV tổ chức năm 1992, ý tưởng về một Festival với một chuỗi những hoạt động văn hóa, lễ hội thật ấn tượng, đặc sắc gắn kết với nhau đã được thực hiện đúng vào năm chuẩn bị mở đầu thiên niên kỷ mới.

Sau thành công bước đầu của Festival Huế 2000, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dần hình thành và định hình cho mình về xây dựng một thương hiệu Festival cho riêng Huế. Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái niệm mới về lễ hội, học tập mô hình Festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới.

Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã khẳng định vị thế, củng cố thương hiệu Festival mang tầm quốc gia và có tính quốc tế, tạo động lực kích cầu du lịch, bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế không chỉ là một vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của phương Đông mà còn là vùng đất có nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đô thị Huế đang từng bước khẳng định là thành phố du lịch, thành phố Festival của Việt Nam. Đây cũng là địa phương nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan, Lào và Việt Nam ra Biển Đông. Thừa Thiên Huế đã được tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như bến cảng, sân bay, khu công nghiệp, củng cố hệ thống giao thông, tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục, tạo động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thừa Thiên Huế đang từng bước khẳng định vị thế và tiếp tục phấn đấu để trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ và giao dịch quốc tế.

Festival Huế góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, để Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, đóng góp vào việc thực hiện thành công Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, Festival không chỉ có các chương trình nghệ thuật mang tính tiêu biểu, đại diện dấu ấn của nhiều nền văn hóa trong nước và quốc tế để du khách cùng tham gia, mà còn có các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… được dày công tái tạo, giữ gìn, hay các lễ hội mới phù hợp xu thế, đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng. Đây chính là nét độc đáo làm nên thương hiệu Festival Huế trong suốt 24 năm qua.

Khẳng định Festival Huế đã hình thành một thương hiệu riêng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của mảnh đất Cố đô, đồng thời có sự kết nối quốc tế và lan tỏa rộng rãi, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông chia sẻ, Huế là vùng đất có tiềm năng văn hóa phong phú, đa dạng và có chiều sâu; với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt giá trị. Festival Huế ngày càng được chú trọng đổi mới, sáng tạo và có nhiều yếu tố tiên phong trong cách thức, nội dung tổ chức để lại dấu ấn sâu sắc với du khách trong nước và quốc tế.

Đọc thêm

"Sàn giao dịch trâu bò" lớn nhất Tây Bắc

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc
(PLVN) - Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) là một trong những chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Mỗi phiên chợ có đến gần trăm con trâu được mua bán. Từ những con trâu được làm giống, cày bừa, cho tới cả những con to lớn đến độ làm thịt.

Na Hang (Tuyên Quang) phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hồ thuỷ điện Na Hang nhìn từ trên cao (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương về du lịch, những năm qua, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã chủ động, tích cực triển khai nâng cấp hạ tầng du lịch, xây dựng các chương trình khai thác giá trị văn hóa và hoạt động kích cầu, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Đảo Cò Chi Lăng Nam, chốn bình yên để trở về…

Mỗi buổi chiều tà, giữa không gian thiên nhiên thanh bình, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn những đàn cò trở về chốn bình yên.
(PLVN) -Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Hội thảo: “An ninh – an toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”

Ông Nguyễn Văn Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá phát biểu chào mừng Hội thảo
(PLVN) - Ngày 16/7, Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với UBND TP. Sầm Sơn; Văn phòng Điều phối Vệ sinh An toàn thực phẩm Thanh Hóa tổ chức Hội thảo: “An ninh- An toàn thực phẩm hướng đến du lịch xanh bền vững: Chuyển hướng từ nhận thức đến hành động”.

Phát triển du lịch từ những lễ hội

Lễ hội đang là một hướng phát triển du lịch bền vững của Việt Nam. (Ảnh: Khai mạc Lễ hội “Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024” - BBĐ)
(PLVN) - Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam

'Nghe' áo dài kể chuyện văn hóa Việt Nam
(PLVN) - Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 hướng tới mục tiêu phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội gắn liền quảng bá du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Lễ hội tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hẹn nhau ở 'thiên đường mây' Tà Xùa

Chinh phục đầu rùa khổng lồ tại Tà Xùa.
(PLVN) - Tháng 10 này, thêm một đỉnh núi sẽ được các nhà báo chinh phục khi tham gia mùa 2 “Bước chân trên mây” - giải leo núi do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. “Thiên đường mây” Tà Xùa chờ đón bước chân của những nhà báo - những người yêu thích khám phá, thử thách bản thân và lan tỏa điều tốt đẹp tại những nơi mình đến.

Sức hút từ… ruộng bậc thang mùa đổ nước

Trên đỉnh đồi Móng Ngựa trứ danh du khách thong thả tạo dáng lưu giữ thanh xuân. (Ảnh trong bài: Nguyên Đức)
(PLVN) - Những thửa ruộng bậc thang mùa nước đổ tầng tầng, lớp lớp, uốn lượn, nhấp nhô như những con sóng, lấp lánh trong ánh nắng thu hút du khách tìm đến Mù Cang Chải (Yên Bái) khám phá. Du lịch đang góp phần cải thiện nguồn thu nhập cho người dân miền danh thắng.

Thác K50 - 'Trinh nguyên' giữa rừng già Kon Chư Răng

Thác K50 nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng.
(PLVN) - K50 chắc hẳn là một cái tên thác mà bất cứ ai mê xê dịch cũng mong được một lần chiêm ngắm. Quả thực, đứng dưới dòng suối mát lạnh dưới chân “nàng” mà ngước nhìn, mà trầm trồ, sửng sốt với hai từ: Tuyệt đẹp.

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch

Ga Đà Lạt được công nhận điểm du lịch
(PLVN) - Ga Đà Lạt chính thức được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận điểm du lịch, định vị trên bản đồ du lịch quốc gia. Đây là cơ sở, động lực để ngành đường sắt khai thác lợi thế, phát huy tiềm năng nhằm chia sẻ, lan toả những giá trị văn hoá đến với cộng đồng.