Huế sẽ là đô thị xanh và thông minh

Chủ tịch UBND TP Huế Nguyễn Văn Thành
Chủ tịch UBND TP Huế Nguyễn Văn Thành
(PLO) - TP Huế có vị trí đặc biệt quan trọng đối với ngành du lịch cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Những năm gần đây, thành phố này đã có những bước đột phá trong công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị làm cho bộ mặt thành phố khang trang, sạch đẹp hơn. PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP Huế xung quanh những thay đổi đáng ghi nhận nói trên.

Thưa ông, Huế là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá, được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp… Những lợi thế đó đã có tác động như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương?

- Đảng bộ thành phố xác định, Cố đô Huế có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cả về điều kiện tự nhiên lẫn văn hoá. Vì vậy, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để khai thác tối đa lợi thế này. Trong năm 2016, lượng khách đến Huế đạt trên 2 triệu người, doanh thu ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Sáu tháng đầu năm 2017, tổng lượng khách đến Huế đạt 1.403,1 nghìn lượt, tăng 87,2%.  Có thể nhận thấy bức tranh kinh tế - xã hội của TP Huế ngày càng có nhiều gam màu sáng. Vai trò, vị thế của Huế ngày càng được khẳng định.

Theo ông đô thị Huế sẽ phát triển theo mô hình nào?

- TP Huế sẽ không phát triển như các đô thị công nghiệp sầm uất, đô thị hóa nhanh như các thành phố khác mà sẽ phát triển theo mô hình đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Thành phố sẽ tập trung phát triển kinh tế, nhưng không phải bằng mọi giá mà theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, gắn với khai thác tốt tiềm năng thế mạnh về văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ. 

Sắp tới, thành phố có những quy hoạch nào mang tính chiến lược, thưa ông?

- Chúng tôi đang tiếp tục hoàn chỉnh đồ án lập quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương và đã hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt bản vé thi công. Dự kiến, tháng 7/2017 triển khai thi công thí điểm. Bên cạnh đó, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện đề án xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh. Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường du lịch trọng điểm; hoàn thiện các dự án hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, ngầm hoá hạ tầng viễn thông… 

Chúng tôi đã xây dựng xong các tuyến đường như: Đống Đa, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ và trục đường Tố Hữu… mang tính thẩm mỹ cao. Có thể nói, đây là những công trình đem lại dấu ấn cho bộ mặt đô thị Huế. Ngoài việc đầu tư mới, chúng tôi cũng cho tháo dỡ những công trình không phù hợp như hệ thống tường rào dọc công viên hai bên bờ sông Hương để tạo cảm giác thân thiện, thông thoáng cho người đi bộ. Chúng tôi cũng sẽ tập trung đầu tư các công trình có chất lượng, có thẩm mỹ để tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm thành phố.

Trước đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã dừng lập hồ sơ để đưa sông Hương và cảnh quan đôi bờ thành di sản, quan điểm của ông thế nào?

- Sông Hương hiện đã tạo ra dáng vẻ rất đẹp trong lòng thành phố.Theo tôi không nhất thiết phải làm. Cái quan trọng là chúng ta phải biết ứng xử, quản lý, khai thác, giữ gìn những giá trị như vốn có và xem sông Hương như là con sông di sản.

Ông có thể cho biết công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, du lịch, phát triển đô thị… của thành phố?

- Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017 đã có hàng chục đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc về các chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, y tế, hạ tầng đô thị... 

Đặc biệt, thời gian qua, thành phố đã đàm phán, hợp tác thành công các dự án trọng điểm như dự án “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương” với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA); dự án cải thiện môi trường nước TP.Huế từ nguồn vốn ODA Nhật Bản; dự án quy hoạch thành phố thông minh do Hàn Quốc tài trợ. Từ năm 2011 đến nay, chúng tôi tiếp nhận 3 dự án ODA với tổng vốn hơn 220 triệu USD. Thành phố cũng đã tiếp nhận viện trợ không hoàn lại cho các công trình phúc lợi xã hội hơn 100 tỷ đồng. Đến nay, thành phố có quan hệ hợp tác với 43 đối tác, trong đó có các thành phố, vùng lãnh thổ, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ...

Thừa Thiên Huế xác định năm 2017 là “Năm doanh nghiệp”, vậy thành phố có những chính sách hỗ trợ gì?

- Thành phố sẽ  hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư cũng như làm ăn trên địa bàn. Theo đó, sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức đối thoại, tham vấn ý kiến và sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Thành phố cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch. 

Thành phố đã giao cho một  Phó Chủ tịch làm Trưởng ban để giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và xem đây là trách nhiệm của lãnh đạo thành phố. 

Xin ông cho biết một số nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới?

- Thành phố sẽ tập trung khắc phục những khó khăn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là: đẩy mạnh thu ngân sách, tăng cường các biện pháp chống thất thu, có biện pháp quyết liệt việc thu nợ tiền sử dụng đất quá hạn và một số nguồn thu còn thấp. 

Hai là: kêu gọi đầu tư các điểm du lịch, tham quan vui chơi giải trí, nâng cao chất lượng các mặt hàng lưu niệm của thành phố. 

Ba là: tăng cường xử lý triệt để tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách, bảo đảm trật tự, an toàn, văn minh tại các điểm đến tham quan. 

Bốn là: triển khai quyết liệt kế hoạch di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư.

Năm là: Thực hiện các biện pháp để bình ổn giá; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn, lậu thuế...

Cảm ơn ông!

Đọc thêm

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.

Đề xuất chuyển ngang giá khí sang giá điện

Các nhà máy điện khí sẽ được bán giá điện ngang với giá khí
(PLVN) -  Đó là một nội dung quan trọng trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và LNG, đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai.

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).
(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Mở lại phiên đấu thầu vàng miếng sau 11 năm

Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì họp báo. (Ảnh: NHNN).
(PLVN) - Sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng lần đầu tiên vào ngày 28/3/2013, vào ngày 22/4 tới đây Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chính thức mở lại phiên đấu thầu vàng miếng. Đây là động thái nhằm tăng cung cho thị trường trong bối cảnh giá vàng đang trong xu hướng tăng.

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
(PLVN) - Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế

Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo. (Ảnh: NEU)
(PLVN) - Đóng vai trò quan trọng trong xác định mức độ hoạt động và việc làm trong nền kinh tế, theo các chuyên gia, cần khẩn trương có biện pháp củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).