Huế: Phẫu thuật mặt thành công cho những trẻ em bị dị tật bẩm sinh

Bệnh nhân 5 tuổi đã bình phục sau 2 tháng phẫu thuật
Bệnh nhân 5 tuổi đã bình phục sau 2 tháng phẫu thuật
(PLO) - Thông tin từ Khoa Phẫu thuật Tạo hình -Thẩm mỹ-Bàn tay, Bệnh viện Trung ương Huế, trong năm 2017 đã có 4 bệnh nhân bị biến dạng khuôn mặt bẩm sinh do thiểu sản xương hàm dưới hoặc thiểu sản nửa mặt đã được đơn vị này phẫu thuật thành công, trả lại khuôn mặt như bình thường.

Bệnh thiểu sản nửa mặt hay thiểu sản xương hàm dưới là một dị tật bẩm sinh chiếm tỷ lệ 1/5.600 trẻ khi sinh. Khi mới sinh ra, do xương hàm dưới hay xương gò má 1 bên không phát triển hay không có, nên khuôn mặt của trẻ bị biến dạng, méo lệch sang 1 bên, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý.

Bệnh thường kèm theo không có vành tai và lưỡi bị ngắn lại đẩy lùi ra sau chèn ép vào đường thở gây khó thở, ngáy to khi ngủ và trẻ không thể ngủ được ở tư thế nằm. Trẻ cũng thường bị chậm phát triển do thở không đủ oxy cung cấp lên não. Trường hợp nặng, lưỡi chèn ép nhiều vào đường thở gây đột tử cho trẻ nếu không kịp thời phát hiện và khai khí quản để trẻ thở qua một ống thở ở cổ.

Theo Ts. Bs. Lê Thừa Trung Hậu -Phó Khoa Phẫu thuật Tạo hình-Thẩm mỹ Bệnh viện Trung ương Huế, sau thời gian được tu nghiệp tại ĐH Y Khoa Stanford – Hoa Kỳ để chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật các bệnh lý này, TS. Hậu đã được các đồng nghiệp hỗ trợ nhiều phương tiện kéo giãn xương để phục vụ điều trị miễn phí cho các bệnh nhân có nhu cầu tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Được biết, đây là một trong những kỹ thuật phẫu thuật hiện đại lần đầu tiên được thực hiện tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Giá trị của mỗi bộ kéo giãn xương cũng rất lớn, lên đến 15.000 USD.

Trong số 4 bệnh nhân đầu tiên may mắn được phẫu thuật bằng phương pháp này có 3 trẻ nhỏ bị thiểu sản xương hàm dưới đã được đặt các hệ thống kéo giãn xương bên trong để tăng chiều dài xương hàm dưới và một trẻ vị thành niên 15 tuổi đã được phẫu thuật tạo hình ghép xương hàm dưới và xương gò má do bị thiểu sản nửa mặt.

Trong số trên có một bệnh nhân 5 tuổi đến từ Nghệ An đã được khai mở khí quản để thở qua một ống ở cổ ngay từ khi mới sinh ra. Trước đó, bệnh nhân đã được gia đình đưa đi khắp nơi từ Hà Nội đến TP. HCM để điều trị nhưng đều được hẹn phải chờ đoàn nước ngoài về mổ. Khi bé được đưa về Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị, sau khoảng 2 tháng được phẫu thuật để đặt 2 bộ kéo giãn 2 bên xương hàm dưới, bệnh nhân đã lần đầu tiên trong đời nói được và phát âm chữ “ba” rất rõ trong sự vỡ oà hạnh phúc của gia đình và các bác sĩ.

Một bệnh nhân khác là một nam học sinh lớp 10, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Em là học sinh giỏi 9 năm liền nhưng vì có khuôn mặt biến dạng do thiểu sản nửa mặt nên rất mặc cảm, tự ti và ngại tiếp xúc với mọi người. Sau khi được các bác sĩ phẫu thuật tạo hình lại khuôn mặt bằng ghép xương hàm dưới và xương gò má, em đã rất hạnh phúc và tràn đầy lạc quan. Ts. Bs. Lê Thừa Trung Hậu cho biết thêm, trong thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục phẫu thuật ghép mỡ vùng má và tái tạo lại vành tai cho em để trả lại khuôn mặt bình thường như bao người khác. Đây là ước mơ giản dị nhưng cháy bỏng của em và gia đình nhiều năm qua.

Được biết đây là một trong những kĩ thuật phẫu thuật hiện đại lần đầu tiên được thực hiện tại khu vực Miền Trung -Tây Nguyên và việc áp dụng thành công phương pháp điều trị mới này tại Bênh viện Trung ương Huế là thông tin đáng mừng vì nó đã mở ra hy vọng điều trị cho nhiều bệnh nhân bị dị tật khuôn mặt bẩm sinh tại Thừa Thiên Huế cũng như khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Đọc thêm

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.