'Hũ gạo chiến sỹ' và tấm lòng người lính biên cương

Cán bộ Đồn Biên phòng Thông Bình, BĐBP Đồng Tháp trao tặng gạo cho gia đình ông Nguyễn Văn Năm.
Cán bộ Đồn Biên phòng Thông Bình, BĐBP Đồng Tháp trao tặng gạo cho gia đình ông Nguyễn Văn Năm.
(PLO) - Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với tình cảm “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, nhiều năm qua, Bộ đội Biên phòng các tỉnh đã thành lập “Hũ gạo chiến sỹ”, “hũ gạo tình thương” giúp đỡ người nghèo. 

Việc thành lập các hũ gạo ngoài giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục cán bộ, chiến sĩ ý thức cần kiệm, biết quan tâm, chia sẻ vì cộng đồng.

Mô hình “Hũ gạo chiến sỹ” của Đồn Biên phòng Mường Nhé trở thành một trong những mô hình điển hình tiên tiến về Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Điện Biên, được giới thiệu tham gia Triển lãm nhân dịp 128 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890-19/5/2018) tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đồn Biên phòng Mường Nhé nằm trên địa bàn xã biên giới Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trên địa bàn của Đồn có 17 bản và 03 cụm dân cư với 2.116 hộ, gồm có 6 dân tộc Mông, Hà Nhì, Kinh, Si La, Thái và Mường, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số. Với 64% dân di cư tự do từ nơi khác vào địa bàn, Mường Nhé là một trong những xã nghèo của huyện 30a Mường Nhé, đời sống của nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Xã hiện có 948 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 46%; có 312 hộ đói (phải cứu trợ lúc giáp hạt); 8 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đó là những hộ có người tàn tật, không có sức khỏe để lao động như bà Cháng Thị Bựa bị câm điếc bẩm sinh, sống trong túp lều nát cách Đồn Biên phòng 4km. Bà Mào Thị Én trước vận chuyển bưu phẩm cho bộ đội nay bị liệt chân, gia cảnh khó khăn.

Ngay sau khi cấp ủy Đồn Biên phòng Mường Nhé có chủ trương hỗ trợ 8 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua mô hình “Hũ gạo chiến sỹ”. Hàng ngày trước khi nấu cơm bữa sáng, chiến sỹ nuôi quân của đơn vị bớt ra một bát gạo, tiếp đó, bữa trưa một bát và bữa tối một bát (một ngày được 1 kg, một tháng được 30 kg gạo) cho vào hũ. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng số gạo trên sẽ được cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị phối hợp với đại diện chính quyền xã, bản luân chuyển tặng cho 8 hộ gia đình kể trên.

Thượng tá Vũ Đức Lâm - Đồn trưởng Đồn Biên phòng  Mường Nhé cho biết: Mô hình “Hũ gạo chiến sỹ” là hành động cụ thể của cán bộ, chiến sĩ của Đồn học tập và làm theo Bác. Đến nay, mô hình đã tổ chức, thực hiện được hơn một năm, quyên góp được 14 chuyến gạo, số lượng 420 kg. Số gạo này được xoay vòng giúp 8 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn không bị đứt bữa”. 

Thực ra “Hũ gạo tình thương”của BĐBP ra đời trước nay cả chục năm. Trước Đồn Biên phòng  Mường Nhé, BĐBP nhiều tỉnh đã tổ chức “Hũ gạo tình thương”. Ngoài các chương trình giúp đỡ đồng bào nghèo nơi biên giới như xây dựng nhà tình thương, triển khai các mô hình kinh tế, hỗ trợ giống cây trồng, chăn nuôi, tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo nơi biên giới..., các đơn vị biên phòng đã tổ chức “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp đỡ, hỗ trợ những hộ nghèo trên biên giới vượt qua khó khăn.

Vào năm 2010, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàm Trảng Trâu (xã Biên Giới, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) đã thực hiện “Hũ gạo tình thương” để giúp đỡ dân nghèo. Theo đó, mỗi bữa nấu cơm, chiến sĩ “anh nuôi” của đơn vị sẽ trích vào hũ gạo tình thương vài bát gạo. Đến khi đầy hũ, anh em cho vào bao. Cuối mỗi tháng, cán bộ, chiến sĩ của Đồn liên hệ với địa phương nắm danh sách 3 hộ thực sự khó khăn để giúp đỡ. Tuy phần gạo không lớn, mỗi tháng chỉ giúp được ba gia đình nghèo trên địa bàn, nhưng ở đó chứa đựng cả tấm lòng của người lính biên phòng, giúp tình quân dân trên miền biên giới ngày thêm bền chặt. “Hũ gạo tình thương” không chỉ giúp người nghèo có gạo ăn trong lúc khó khăn, mà còn rèn cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị tính tiết kiệm, đặc biệt là giáo dục các chiến sĩ trẻ tinh thần trách nhiệm với dân, vì cuộc sống cộng đồng.

Được triển khai từ tháng 3/2014, cứ 3 tháng hỗ trợ 1 lần, đến nay Đồn Biên phòng Tân Xuân, BĐBP Sơn La đã hỗ trợ được gần 30 suất, mỗi suất từ 20-25kg, giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, những người già cô đơn, tàn tật ấm lòng, vượt qua những tháng ngày khó khăn, vất vả, đặc biệt là khi giáp hạt. Đặc biệt để chương trình hỗ trợ đúng đối tượng, các cán bộ chiến sỹ của Đồn Biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quá trình bình xét các hộ gia đình.

Đồn Biên phòng Chiềng Tương, BĐBP Sơn La quản lý hơn 20km đường biên giới, thuộc địa bàn 2 xã Chiềng Tương và Lóng Phiêng. Đây là hai xã biên giới đặc biệt khó khăn với 100% bà con là dân tộc Mông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Năm 2016, Chi đoàn Đồn Biên phòng Chiềng Tương đã triển khai thực hiện chương trình “Hũ gạo tình thương”, tặng gạo cho 7 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi năm, hơn 4 tấn gạo được tiết kiệm từ những “Hũ gạo tình thương” của các đơn vị BĐBP Đồng Tháp đã giúp đỡ được gần 200 hộ nghèo trên địa bàn đóng quân, góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Việc làm mang đậm tính nhân văn cao cả của BĐBP Đồng Tháp đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về tình quân - dân cá nước.

Thời gian qua, các đơn vị gồm 10 đồn Biên phòng, Hải đội 2 và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Thừa Thiên Huế đã duy trì hiệu quả mô hình “Hũ gạo tình thương” nhằm giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới không bị đứt bữa. Từ khi triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương” đến nay, mỗi năm, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Thừa Thiên Huế tiết kiệm được hơn 3,5 tấn gạo, giúp hơn 150 hộ nghèo trên địa bàn đóng quân giảm bớt khó khăn.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu tại phiên họp.

Cân nhắc quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản

(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, quy định về thời hạn khai thác và gia hạn thời hạn khai thác như dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản là chưa phù hợp với chủ trương của Trung ương và Tổng Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, giảm chi phí thời gian cho doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định về đầu tư.

Đọc thêm

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.