QTV - Hệ thống nuôi trồng thủy sản sạch tiên tiến vì cộng đồng sẽ được triển khai tại tỉnh Quảng Ninh nhằm góp phần giải quyết những bất cập hiện nay trong nuôi trồng thủy hải sản.
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ký kết với Công ty Tư vấn đầu tư tài chính và ngân hàng quốc tế (FBCI) Dự án sử dụng công nghệ nuôi trồng tảo và cá sạch từ nguồn phát thải khí CO2 của các cơ sở công nghiệp (SEMG).
Trang trại thuỷ sản đầu tiên của Dự án sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh. Với tích 100.000m2, giai đoạn 1, sản lượng cá của trang trại ước đạt 500 tấn/năm; lượng tảo 30 tấn/năm và đến giai đoạn 3, sản lượng cá tăng lên 5.000 tấn/năm và lượng tảo đạt 150 tấn/năm.
Hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản khép kín (CSA) thuộc dự án trên lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam được coi là giải pháp để giải quyết những tồn tại trong nuôi trồng thủy hải sản như thiếu quy hoạch, phát triển tự phát, hệ thống nuôi cá lồng gây ô nhiễm môi trường...
Áp dụng CSA sẽ cho cá sạch chất lượng cao, giảm được khí thải carbon, giúp cá tăng trưởng gấp đôi so với cá nuôi trong hệ thống lồng bè tiêu chuẩn đồng thời giảm được chi phí thức ăn, an toàn về sinh học, không có chất thải thải ra ngoài và ít bị tác động do bão hoặc thời tiết khắc nghiệt,
Hệ thống CSA sẽ giúp đảm bảo chất lượng thủy sản và nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam.
CSA là một trong những hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản tiên tiến nhất thế giới do ông Nitsan Yanovski, Giám đốc điều hành Quỹ Ampal International Ventures; Giáo sư Yoni Zohar, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học biển Hoa Kỳ và ông Asher Sadan, Quản lý cao cấp tại Việt Nam, nghiên cứu và sáng lập thông qua Dự án SEMG.
Theo chinhphu.vn
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ký kết với Công ty Tư vấn đầu tư tài chính và ngân hàng quốc tế (FBCI) Dự án sử dụng công nghệ nuôi trồng tảo và cá sạch từ nguồn phát thải khí CO2 của các cơ sở công nghiệp (SEMG).
Trang trại thuỷ sản đầu tiên của Dự án sẽ được xây dựng tại Quảng Ninh. Với tích 100.000m2, giai đoạn 1, sản lượng cá của trang trại ước đạt 500 tấn/năm; lượng tảo 30 tấn/năm và đến giai đoạn 3, sản lượng cá tăng lên 5.000 tấn/năm và lượng tảo đạt 150 tấn/năm.
Hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản khép kín (CSA) thuộc dự án trên lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam được coi là giải pháp để giải quyết những tồn tại trong nuôi trồng thủy hải sản như thiếu quy hoạch, phát triển tự phát, hệ thống nuôi cá lồng gây ô nhiễm môi trường...
Áp dụng CSA sẽ cho cá sạch chất lượng cao, giảm được khí thải carbon, giúp cá tăng trưởng gấp đôi so với cá nuôi trong hệ thống lồng bè tiêu chuẩn đồng thời giảm được chi phí thức ăn, an toàn về sinh học, không có chất thải thải ra ngoài và ít bị tác động do bão hoặc thời tiết khắc nghiệt,
Hệ thống CSA sẽ giúp đảm bảo chất lượng thủy sản và nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam.
CSA là một trong những hệ thống nuôi trồng thuỷ hải sản tiên tiến nhất thế giới do ông Nitsan Yanovski, Giám đốc điều hành Quỹ Ampal International Ventures; Giáo sư Yoni Zohar, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học biển Hoa Kỳ và ông Asher Sadan, Quản lý cao cấp tại Việt Nam, nghiên cứu và sáng lập thông qua Dự án SEMG.
Theo chinhphu.vn