Họp báo công bố sự kiện “Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ 26”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 15/3, tại Hà Nội đã diễn ra họp báo công bố sự kiện “Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ 26” với chủ đề “Thiết kế lại năng lượng cho con người và hành tinh” và phát động chuỗi dự án “Trường kỳ xanh – Bù đắp dấu chân Carbon”.

“Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ 26” với chủ đề: “Tái thiết Năng lượng cho Con Người và Hành tinh” diễn ra từ ngày 22 đến 25 tháng 4 năm 2024 tại Rotterdam - Hà Lan là thời điểm quan trọng để các nhà lãnh đạo tham gia sâu và thực chất vào nỗ lực chung của toàn cầu cho việc tái thiết lại các nguồn năng lượng cho con người và từng vùng lãnh thổ.

WEC thành lập năm 1923, là cơ quan năng lượng toàn cầu được Liên Hợp Quốc công nhận đại diện cho toàn bộ các dạng năng lượng, là đối tác chiến lược của một số tổ chức chủ chốt trong lĩnh vực năng lượng. Với hơn 3000 tổ chức thành viên trong đó có các Ủy ban quốc gia của WEC đại diện tại gần 100 quốc gia trên thế giới bao gồm các nhà lãnh đạo ngành năng lượng và được tài trợ đóng góp bởi các Ủy ban quốc gia.

Quang cảnh buổi họp báo công bố sự kiện “Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ 26” (Ảnh: PV)

Quang cảnh buổi họp báo công bố sự kiện “Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ 26” (Ảnh: PV)

Hiện tại WEC có đại diện tại Việt Nam, được cấp Giấy chứng nhận hoạt động số 455/HD-CNV ngày 15 tháng 10 năm 2019 và Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Năng lượng Thế giới. Ủy ban Việt Nam của Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC Việt Nam) là cầu nối, hợp tác bền vững với các tổ chức liên quan đến năng lượng, mục tiêu cuối cùng là cung cấp năng lượng Việt Nam bền vững, tiết kiệm, an toàn, có trách nhiệm và gắn kết quốc tế.

Thông qua WEC Việt Nam, họp báo nhằm tuyên truyền, hướng dẫn cho các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam tham gia chương trình mang tầm quy mô toàn cầu và có cơ hội tiếp cận sâu với các vấn đề quan trọng liên quan đến năng lượng. Đây cũng là năm đầu tiên WEC và Chính phủ Hà Lan mời Việt Nam tham gia vào sự kiện trên để cùng bàn thảo về các vấn đề phát triển năng lượng trong thời gian tới.

Bà Titathy Nguyễn - Trưởng đại diện WEC Việt Nam phát biểu tại họp báo. (Ảnh: PV)

Bà Titathy Nguyễn - Trưởng đại diện WEC Việt Nam phát biểu tại họp báo. (Ảnh: PV)

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Titathy Nguyễn - Trưởng đại diện Ủy ban Việt Nam của Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC Việt Nam) cho biết: “Với tình hình hiện nay, những cam kết của Việt Nam trong chuyển đổi, tăng tốc tiến tới Net Zero đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực cao, huy động mọi nguồn lực cho cho sự đầu tư phát triển và an sinh xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Đối với sự tham gia của chính phủ tại chương trình này sẽ có được lợi ích chia sẻ và học hỏi với các chính sách và biện pháp quản lý năng lượng hiệu quả từ các quốc gia khác”.

Còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, theo bà Titathy Nguyễn đây sẽ là cơ hội tiếp cận các xu hướng mới nhất trong lĩnh vực năng lượng với các nguồn lực tài chính toàn cầu. Việc được tiếp cận với năng lượng an toàn đáng tin cậy và thân thiện với môi trường là một yếu tố cần thiết cho sự thịnh vượng và cũng chính là phúc lợi cho con người. Qua đó có thể phát triển các giải pháp các sản phẩm sử dụng năng lượng sạch hiệu quả hơn.

Thông qua buổi họp báo, WEC Việt Nam kỳ vọng các bộ, ngành, địa phương, các Tổ chức Tài chính - Chính trị xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông chủ động tham gia mạng lưới Năng lượng toàn cầu nhằm giải quyết các thách thức của toàn bộ hệ thống năng lượng. Đặc biệt Đại hội Năng lượng Thế giới tại Rotterdam - Hà Lan có sự tham dự và phát biểu, tọa đàm cùng các Nhà Lãnh đạo và Bộ trưởng của các quốc gia thành viên về chính sách năng lượng.

Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Luật TNHH Vietthink và WEC Việt Nam. (Ảnh-PV)

Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Luật TNHH Vietthink và WEC Việt Nam. (Ảnh-PV)

Tại sự kiện còn diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Công ty Luật TNHH Vietthink và WEC Việt Nam. Chia sẻ với truyền thông, ThS. Luật sư Lê Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink cho biết: “Chúng tôi tin tưởng với sự hiện diện và những hoạt động tích cực của những tổ chức như WEC Việt Nam sẽ tạo ra những giá trị thiết thực trong việc phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đạt được các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường”.

ThS. Luật sư Lê Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: PV)

ThS. Luật sư Lê Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink chia sẻ tại sự kiện (Ảnh: PV)

Dựa trên chiến lược của WEC toàn cầu góp phần để đủ 1 tỷ người biết đến về năng lượng & Môi trường, chuyển đổi 100 triệu việc làm sang nghề nghiệp xanh tăng tốc đến Net zero.

WEC Việt Nam phát động chuỗi dự án “ Trường kỳ xanh – Bù đắp dấu chân Carbon’’ gồm các chương trình: Truyền thông tín chỉ Carbon, sàn giao dịch Carbon và cộng đồng tín chỉ Carbon toàn cầu; Phong trào 1 tỷ cây xanh để đảo ngược khủng hoảng khí hậu toàn cầu; Giải pháp năng lượng bản địa – Khi năng lượng xanh đáp ứng lượng Carbon bù đắp, Dự án cộng đồng “Hành trình Xanh Việt Nam” nhằm tuyên truyền, tư vấn tới cộng đồng tạo tác động xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển đổi kép về năng lượng hướng tới mục tiêu quốc gia đến năm 2050; Chuyển đổi xanh cấp thành phố (Trong bản đồ năng lượng xanh 64 tỉnh thành); Học viện Năng lượng thế giới tại Việt Nam; Nghiên cứu ứng dụng Hydrogen (thay thế hoàn toàn khí tự nhiên tạo ra các giải pháp năng lượng ít Carbon hoặc thậm chí không có Carbon),…

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.