Hỏng cả mặt, mũi vì tiêm thử filler

Bệnh nhân bị tai biến sau tiêm filler thử vào BV Bưu điện cầu cứu bác sĩ. Ảnh: Infonet
Bệnh nhân bị tai biến sau tiêm filler thử vào BV Bưu điện cầu cứu bác sĩ. Ảnh: Infonet
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi được tư vấn, người phụ nữ quyết định mua filler với giá 800.000 đồng/ 1cc tiêm thử và nhận "kết đắng".

Thông tin từ Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ - Bệnh viện Bưu cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân gặp biến chứng sau tiêm filler làm đẹp.

Bệnh nhân là chị N.T.T.A (39 tuổi) trú tại Hà Nội đến bệnh viện trong tình trạng sưng nề, tím da đầu mũi và trán, da phỏng rộp mụn thấm dịch. Bệnh nhân có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt.

Chị A cho biết, do mũi thấp, chị muốn chỉnh sửa mũi cho cao hơn. Theo lời người quen giới thiệu, chị tới một spa gần nhà và được nhân viên tại spa tư vấn nên tiêm filler trước xem có hợp không thì sẽ thực hiện nâng mũi sau. Chị đồng ý thực hiện với giá là 800.000 đồng/ 1cc.

Sau khi thăm khám, BS Hoàng Mạnh Ninh – Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình và Thẩm mỹ - Bệnh viện Bưu điện chuẩn đoán chị A có biểu hiện của tình trạng hoại tử da vùng mũi do tiêm chất làm đầy. Nếu không vào viện nhanh sẽ gây ra biến chứng nặng hơn như mù mắt, mất thị lực...

Trong quá trình tiêm, chị A thấy đau và tê vùng quanh mũi, miệng nhưng được nhân viên trấn an rằng đó là biểu hiện rất bình thường. Tuy nhiên, sau 2 ngày thì không những tình trạng trên không khỏi mà da phỏng rộp và nổi mụn thấm dịch nhiều hơn. Sợ hãi, chị quyết định đến bệnh viện để chữa trị.

Tại bệnh viện Bưu điện, bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định tiêm thuốc giải nhằm làm tan filler trước tiên, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc vết thương hàng ngày.

Qua trường hợp trên, BS Hoàng Mạnh Ninh khuyến cáo, làm đẹp là nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ, nhưng làm thể nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân là điều người dân nên hết sức lưu ý.

Theo đó, người dân đừng nghĩ rằng đây là dịch vụ đơn giản, có thể thực hiện tại bất cứ đâu. Việc làm đẹp phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa về phẫu thuật thẩm mỹ, có chứng chỉ hành nghề, tại cơ sở có giấy phép hoạt động về lĩnh vực thẩm mỹ.

Ngoài ra, thay vì sử dụng filler chỉ để xem có hợp với mặt mình không thì khách hàng nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại các cơ sở y tế uy tín.

Filler là tên gọi của chất làm đầy nói chung, chứa Hyaluronic Acid. Tiêm filler sẽ giúp làn da căng mịn hơn. Ngoài ra, người ta còn tiêm filler để tạo hình một số điểm trên gương mặt (mà không cần phẫu thuật) như tiêm filler nâng mũi, tiêm filler làm đầy tạo má baby, tiêm filler làm đầy môi.

Theo ThS.BS. Vũ Hồng Chiến, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, tiêm filler là một thủ thuật ngoại khoa. Vì vậy, nó có chỉ định, chống chỉ định và có những nguy cơ biến chứng nhất định. Biến chứng do tiêm filler có thể chia làm 2 nhóm chính: biến chứng liên quan đến kĩ thuật tiêm hoặc biến chứng do sử dụng các chất làm đầy không được cấp phép.

Biến chứng do kĩ thuật tiêm nặng nề nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Tổ chức filler có thể theo mạch máu gây tắc mạch, tắc mạch não gây nhồi máu não, tắc mạch võng mạc gây mù, tắc mạch máu ở da gây hoại tử da… Kĩ thuật tiêm không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến nhiễm trùng tại chỗ ở vùng tiêm. Những nhiễm trùng này thường lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm.

Với nhóm thứ hai, biến chứng do tiêm các chất không được cấp phép. Những chất như silicon lỏng và các chất làm đầy không rõ nguồn gốc, không được xử lý tốt có thể ngấm vào mô, gây viêm tấy, kích ứng, nhiễm khuẩn, tạo viêm, xơ, loét... Tình trạng này có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy từng bệnh nhân.

Một số chất làm đầy thường được sử dụng trong thẩm mỹ gồm: Juvederm, Radiesse, Sculptra, Restylane, Teosyal.

Một vài lưu ý quan trọng bạn cần nhớ để bảo vệ sự an toàn cho chính mình khi lựa chọn phương pháp làm đẹp tiêm filler hoặc botox:

Biết rõ thông tin về nguồn gốc, hạn sử dụng của chất tiêm filler và botox;

Chỉ thực hiện tiêm với filler và botox còn trong hộp, còn nguyên tem;

Thực hiện tiêm ở địa chỉ được cấp phép hoạt động;

Chỉ đồng ý tiêm khi kỹ thuật viên sử dụng kim tiêm mới, không tái sử dụng kim tiêm với bất kỳ hình thức nào;

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tiêm filler hoặc botox nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang mắc các bệnh mãn tính.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.