Hồn Việt trong thư pháp Quốc ngữ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thư pháp” vốn là một từ Hán, sau khi được vay mượn vào tiếng Việt thì hàm nghĩa của nó đã có sự thay đổi, không thể hiểu nó theo nghĩa chiết tự rằng “thư” là viết, “pháp” là phương pháp, để giải nghĩa “thư pháp là phương pháp viết chữ”.

Bởi vì cách giải nghĩa ấy sẽ dẫn đến một sự hiểu lầm rất nghiêm trọng mà chúng ta cần phải làm rõ.

“Chữ” hay “chữ viết” ra đời với chức năng làm công cụ ghi chép lời nói (ngôn ngữ). Bởi thế, người sử dụng chữ viết, hết đời này đến đời khác luôn hướng nó vươn tới sự chuẩn mực và tính quy phạm. Có như thế nó mới đủ khả năng hoàn thành vai trò của mình. Nhưng khi chữ viết phát triển đến một giai đoạn hoàn thiện rồi thì người viết chữ có thêm nhu cầu sử dụng nó theo hướng lệch chuẩn, cách điệu hóa, hình tượng hóa và nghệ thuật hóa để nó thực hiện thêm những chức năng khác như giải trí, thẩm mỹ. Hai hướng phát triển và hành chức của chữ viết song song với nhau và có tính độc lập tương đối, tuy chúng có chung điểm xuất phát.

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín đã tìm tòi, gửi gắm nhiều thông điệp, kỳ vọng vào trong cuốn sách “Thư pháp là gì?”.

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín đã tìm tòi, gửi gắm nhiều thông điệp, kỳ vọng vào trong cuốn sách “Thư pháp là gì?”.

Hướng phát triển thứ hai, lâu nay người Việt Nam chúng ta quen gọi là thư pháp. Thư pháp là gì? Câu hỏi này cũng chính là tên quyển sách của tác giả Nguyễn Hiếu Tín (Trưởng Bộ môn Du Lịch - Trường Đại học Tôn Đức Thắng) vừa được phát hành. Với gần 400 trang sách, đầy ắp tư liệu và hình ảnh, nó sẽ giúp người đọc bước đầu tìm hiểu phần nào lịch sử vấn đề mà chúng ta đang cần biết.

Nguyễn Hiếu Tín vốn là người say mê thư pháp, nhất là thư pháp chữ Việt. Đóng góp của anh không chỉ dừng lại ở những sáng tác phẩm do đôi tay khéo léo và trái tim nồng nhiệt của anh đã tạo ra cho đời, mà anh còn ấp ủ những khát vọng lớn hơn thế nữa. Nguyễn Hiếu Tín là cái tên khá quen thuộc trong giới những người yêu thư pháp ở TP Hồ Chí Minh, một trong những người đề xuất sáng lập “Phố Ông Đồ” tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh vào những dịp tết hàng năm. Anh còn được biết đến là nhà sưu tập tem có hạng với nhiều giải thưởng tại các cuộc triển lãm tem trong và ngoài nước. Được biết, đây là tác phẩm đầu tay của anh, sau 16 năm, nay mới được tái bản đã thể hiện sự tìm tòi, khám phá cái đẹp qua thư pháp bằng tất cả niềm say mê.

Tác phẩm dựa trên cơ sở luận văn thạc sĩ của anh đã được đánh giá xuất sắc. Có thể nói tác phẩm dường như đã đáp ứng đúng lúc, đúng thời cho phong trào “thư pháp Việt” đang thịnh hành và đang rất nóng hổi hiện nay. Thư pháp từ truyền thống đến hiện đại tự thân nó đã nội hàm tính nghệ thuật của một loại hình văn hóa đặc thù. Nó là linh hồn, là sự sống của các con chữ, không giới hạn khu biệt trong thư pháp chữ Hán của người Hoa Hạ cùng các nước đồng văn.

Thật thú vị, bổ ích và có ý nghĩa khi tác giả đã giới thiệu cho chúng ta một số thư pháp, tuy rất tiêu biểu nhưng đã khái quát được các “trường phái” thư pháp từ Đông sang Tây. Ngoài Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Hán Nôm Việt... chúng ta còn có dịp biết đến thư pháp Ả-rập, thư pháp Tây Tạng, thư pháp phương Tây... Thông điệp tác giả muốn gửi gắm đó là “nghệ thuật thư pháp phương Đông” và “nghệ thuật viết chữ phương Tây” - dù khác nhau về phương tiện, hình thức, mục đích... nhưng chúng lại gặp nhau ở cái đẹp. Mọi tìm kiếm sáng tạo của các loại hình nghệ thuật, dù Đông hay Tây, dù hướng nội hay hướng ngoại đều đi về chân trời Mỹ học - cho dù đang còn những quan điểm dị đồng khá phức tạp.

Từ cơ sở nền tảng này, tác giả đã đưa ra những luận giải khá thuyết phục về sự ra đời của thư pháp chữ Việt hiện nay, tuy còn “non tuổi”, nhưng hứa hẹn nhiều điều thú vị ở tương lai. Nhà nghiên cứu, sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh đã đánh giá tác phẩm: “Một tìm kiếm về tư tưởng, lý luận hoặc một công trình nghiên cứu với nhiều thao tác tư duy, nhiều nguồn tham khảo như thế này là hiện tượng văn hóa đáng được quan tâm, khích lệ, tán thán; vừa tiếp truyền được hơi thở truyền thống của dân tộc, vừa mở đường khiêm tốn cho “thư pháp Việt” bước đi một cách tự tin, vững chãi hơn”…

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.