Hồn thơ trong các "nhà luật"

Nếu như luật đòi hỏi sự khúc chiết, tối kỵ sự hiểu theo nhiều cách, thì trái lại, thơ càng bóng bảy, càng đa nghĩa càng hay. Khác nhau, song chưa hẳn đã loại trừ nhau. Minh chứng cho điều này là đã có không ít người học luật, hành nghề luật, nhưng vẫn yêu thơ, làm thơ. Trong số Xuân Nhâm Thìn này, PLVN xin giới thiệu vài khuôn mặt trong số những tác giả ấy.

Luật và thơ là hai lĩnh vực khác nhau, khác về loại hình cũng như cách thức biểu hiện. Nếu như luật đòi hỏi sự khúc chiết, tối kỵ sự hiểu theo nhiều cách, thì trái lại, thơ càng bóng bảy, càng đa nghĩa càng hay. Khác nhau, song chưa hẳn đã loại trừ nhau. Minh chứng cho điều này là đã có không ít người học luật, hành nghề luật, nhưng vẫn yêu thơ, làm thơ. Trong số Xuân Nhâm Thìn này, PLVN xin giới thiệu vài khuôn mặt trong số những tác giả ấy.

Nguyễn Minh Tâm

dggfre
Nguyễn Minh Tâm

Là một người con của đất Hải Dương, sinh năm 1953, tốt nghiệp ĐH luật năm 1981, LS. Nguyễn Minh Tâm hiện là  Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hội viên hội Nhà văn Tp. HCM. Bài thơ “Giá như” dưới đây thể hiện rõ dấu ấn nghề nghiệp của tác giả.

 Gíá như

Thương chồng vì một sợi râu
Giữa khuya  em có ngờ đâu…oan tình
Chẳng ai bào chữa cho mình
Cúi đầu cam chịu em đành…. bơ vơ
Giả trai tìm cửa Phật nhờ
Oái ăm lại găp lẳng lơ Thị Mầu
Nỗi đau chồng chất nỗi đau
Em đem cái chết rửa màu oan khiên
Giá như tôi có được duyên
Làm người bào chữa cho em… một lần.


Lý Hoài Xuân

Lý Hoài Xuân
Lý Hoài Xuân

Sinh năm 1954, tốt nghiệp ĐH Luật năm 1982, đã từng nhiều năm công tác ở Sở Tư pháp Quảng Bình, hiện Lý Hoài Xuân, tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội VHNT tỉnh Quảng Binh. Bài thơ “Nơi tôi để nhớ” thể hiện tình cảm sâu nặng của anh với nơi mình sinh ra.

Nơi để nhớ

Nơi bông lúa uốn câu soi mặt nước
Tỏa hương trong nỗi nhớ người xa
Đời sau nhận từ trái tim đời trước
Những hạt vàng lấp lánh phù sa

Nơi đàn cá lượn lờ rung sóng bạc
Tôm búng càng thức giỡn sao khuya
Chú cò trắng lội tìm mồi ngơ ngác
Tổ con chim cun cút cạnh đường đi
 
Nơi lặng im đất vặn mình biến hóa
Nở sinh nghìn câu tục ngữ ca dao
Dòng mương chở đám mây trôi yên ả
Ráng chiều vàng pha lửa ngỡ chiêm bao
 
Nơi anh được gặp em ngày gặt hái
Bên đê, ngồi, chung một mo cơm
Em trao anh vụng về nhành hoa dại
Bồi hồi anh lạc giữa mùi thơm
 
Ôi cái nơi ríu ran lời chiền chiện
Bên luống cày mẹ đẻ rơi anh
Anh bắt dế, thả diều, say én liệng
Bỏ cơm chiều, mẹ phạt vào chân
 
Chính nơi ấy là nơi dài ngọn gió
Khi trăng quầng khao khát trận mưa giông
Cha hiểu trời qua sắc màu ngọn cỏ
Anh hiểu em qua công việc cấy trồng
 
Là nơi ấy trong anh giờ chưa ngủ
Giọt mồ hôi thổn thức niềm đau
Đất dẫu cũ, người ơi xin đừng cũ
Cho nơi cây để nhớ mãi nguyên màu.


Hồ Phong Tư

Hồ Phong Tư
Hồ Phong Tư

Là một TS Luật quốc tế, Quê Thanh Hóa, Sinh năm Mậu Tý, Hồ Phong Tư đã có nhiều năm công tác ở Văn phòng Chủ tịch nước. Hiện anh là Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. “Thơ tình không gửi” là một bài trong gia tài thơ tình khá dầy dặn của anh.

 
Lục bát vu vơ...
 
Bỗng dưng sao lại đến đây?
Nửa kia là núi, nửa này là sông
Rượu quê chưa rót đã nồng
Thơ ai chưa đọc mà lòng tương tư
 
Này thì cái kiếp phù du
Uống cho say để nói...Ừ, thì say…
Cho gừng mặn, cho muối cay
Cho lú cho lẫn cổ tay mình cầm
 
Cớ chi mà phải âm thầm
Được bao nhiêu với trăm năm cõi người?
Gói vào thì mở ra thôi
Kẻo không mắc nợ miệng cười thế gian
 
Tôi xin em một tiếng đàn
Nửa trôi, nửa tụ, nửa loang, nửa chìm
Cho con tim vớt con tim
Cho câu thơ chẳng nằm im đáy hồ...
 
Có ai như chút vu vơ?
Chở tôi về lại bến bờ xưa xa…

Hồ Đồng Mô, đêm 5/6/2011
 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.