Hơn ở hơn 43 quốc gia sử dụng Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ

Hơn ở hơn 43 quốc gia sử dụng Vắc xin ComBe Five của Ấn Độ
(PLO) - Chiều 16/4, tại Hội thảo Truyền thông về một số vắc xin mới triển khai trong tiêm chủng mở rộng năm 2018 do Bộ Y tế tổ chức ngày 16/4, đại diện Bộ Y tế cho biết, vắc xin ComBe Five phòng 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) sẽ được đưa vào sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), thay thế vắc xin Quinvaxem. 

GS. TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, vắc xin Quinvaxem đã được sử dụng trong chương trình TCMR từ năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay, nhà sản xuất Quinvaxem (Berna Biotech) đã ngừng sản xuất loại vắc xin này. Hiện vắc xin Quinvaxem trong Chương trình TCMR chỉ còn đủ dùng đến hết tháng 5. Do đó, Bộ Y tế đã phải chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem bằng một loại vắc xin khác, vắc xin ComBe Five do Công ty Biological (Ấn Độ) sản xuất.

Theo GS Anh, tính an toàn và hiệu quả ComBe Five tương tự như các vắc xin 5 trong 1 có cùng thành phần. Vắc xin này có thành phần tương tự như Quinvaxem có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Kết quả sử dụng vắc xin này tại thực địa bốn huyện của tỉnh Hà Nam năm 2016 ghi nhận một số phản ứng thông thường, không ghi nhận bất kỳ phản ứng nghiêm trọng nào sau tiêm chủng. 

Dự kiến việc chuyển đổi sử dụng vắc xin ComBe Five sẽ được triển khai trên toàn quốc trong tháng 6, tháng 7 năm 2018. Trước khi triển khai trên toàn quốc, dự án TCMR sẽ triển khai trước tại 4 tỉnh Hà Nam, Bình Định, Kon Tum, Đồng Tháp để có thêm kinh nghiệm về triển khai trên diện rộng tại hơn 11.000 điểm tiêm chủng. Lịch tiêm vắc xin ComBe Five sẽ không thay đổi, trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm đủ 3 mũi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Đối với trẻ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi vắc xin Quinvaxem rồi thì sẽ tiếp tục sử dụng vắc xin ComBe Five cho các mũi tiêm tiếp theo và không phải tiêm lại từ đầu./.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.