Hòn đá hình Phật “phù hộ” người trúng số?

Cận cảnh hòn đá được may áo, thờ phụng trang nghiêm trong chùa Hiệp Thiên
Cận cảnh hòn đá được may áo, thờ phụng trang nghiêm trong chùa Hiệp Thiên
(PLO) - Người đàn bà cũng quẫn bị chủ nợ truy đuổi vào chùa lánh nạn, gặp đạo tràng tốt bụng cho chị 10 nghìn đồng để ăn bữa cơm mặn. Chị không ăn mà mua vé số, rồi đến trước hòn đá khẩn nguyện thần linh giúp mình vượt cơn hoạn nạn. Điều may mắn tình cờ đã đến, chị trúng giải đặc biệt trị giá 250 triệu đồng.  Câu chuyện được người dân bàn tán liên quan đến một hòn đá ở chùa Hiệp Thiên (tọa lạc tại phường Phú Cát, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Kì bí “lai lịch” hòn đá mang dáng dấp hình phật
Theo ông Hồ Văn Diệp (78 tuổi), trưởng xóm nơi chùa Hiệp Thiên tọa lạc, từ hồi ông còn nhỏ đã có “ngài đá” hiện diện. Sau đó hòn đá được dịch chuyển về miếu Âm Hồn nằm cuối xóm. Thời đó, miếu “ngài đá” chỉ rộng chưa đầy một mét vuông. 
Đến năm 1985, miếu bị đập phá để xây dựng nhà cửa nên bị xóa sổ. Bấy giờ thấy hòn đá có hình thù giống tượng phật nên bà con trong xóm huy động người xuống rước “ngài” lên đặt vào trong khuôn viên chùa Hiệp Thiên cách miếu cũ chừng 15m thờ phụng. 
Thời gian đầu, hòn đá lạ được đặt tạm ở trước sân chùa, về sau đích thân vị trưởng xóm đưa hòn đá vào bên trong chùa và dựng hẳn một khu thờ phụng riêng cho đến bây giờ.
Theo quan sát, hòn đá có màu xanh đen, thoạt nhìn bề ngoài có vẻ như hòn đá được hợp thành bởi hai hòn nhỏ, nhưng thực chất là một khối liền. Hòn đá có chiều cao 1m, bán kính rộng nhất chừng 0,6m. Điểm khác lạ, trên thân đá có nhiều vết đục đẽo y như con người tác động, nhưng nhiều người khẳng định hoàn toàn do thiên tạo. 
Người dân địa phương mô tả rằng, khối đá thể hiện tư thế ngồi khoanh tròn hai chân, bàn tay chấp lại niệm chú của Đức Phật. 
Bà Nguyễn Thị Bút (71 tuổi, một người dân trong xóm) kể: “Trước đây chùa Hiệp Thiên này là chùa tư của dòng họ nhà tôi. Cách đây 3 năm, tôi thỉnh sư thầy ở chùa Trà Am (TP. Huế) về làm trụ trì. Tôi khẳng định hòn đá này to lớn thêm từng ngày. Trước đây “ngài” chỉ lớn bằng đứa trẻ sơ sinh nhưng bây giờ cả hai cánh tay của người lớn ôm mới xuể”. 
Riêng chuyện hòn đá mang dáng dấp hình Phật được dân xóm thờ cúng từ bao giờ,  không một ai nắm rõ. Một “lai lịch” khác của tượng đá hình phật đó là vào một năm lũ lớn, nước dân lên ngập cả vùng. 
Ông Diệp chỉ nơi trước đây là miếu thờ hòn đá
 Ông Diệp chỉ nơi trước đây là miếu thờ hòn đá
Khi đó không biết từ đâu hòn đá lạ trôi dạt vào xóm, khi nước rút nằm lại vị trí bây giờ luôn. Nhiều người ở gần không chú ý, mãi đến lúc một ông cụ đêm nằm mơ thấy có hình ảnh của Phật Di Lặc cứ mỉm cười và ngồi thiền trước nhà mình. Ngày hôm sau, quả thật người đàn ông này ra vị trí gặp trong giấc mơ thì thấy hòn đá trên. Người dân địa phương khẳng định, “ngài đá” đã hiện diện trên dưới trăm năm nay. 
Tiểu thương nhờ đá “phò trợ” nên trúng số độc đắc? 
Không phải ngẫu nhiên mà người dân ở phường Phú Cát chúng tin hòn đá lớn lên từng ngày. Lời tương truyền kể lại rằng, ngày xưa hễ ai đó chạm tay vào hòn đá sẽ phát ra âm thanh lạ. Rồi nhiều người đến gần hòn đá tức thì ngã bệnh khiến ai nấy càng tin đó là “hòn đá ma”. 
Đó cũng là lí do dân làng quyết định rước hòn đá vào gửi thờ trong nhà chùa. Họ tin rằng chân khí chốn Phật pháp sẽ “cảm hoá” “hòn đá ma”, mang lại yên lành. 
Sư thầy Thích Thiện Châu, tu hành tại chùa Hiệp Thiên kể lại, tuy mới về chùa ba năm nay nhưng ông chứng kiến nhiều câu chuyện liêu trai về hòn đá đang được thờ phụng. 
Hằng ngày, những người buôn bán xa thường lên chùa cầu nguyện trước mỗi chuyến đi. Người dân trong vùng còn mua vải đẹp để phủ lên thân đá làm áo choàng tránh bụi. Hay có một gia đình rất nghèo không đủ tiền cho con đi học thêm. Thế mà phụ huynh ngày ngày đến khấn vái trước tượng đá, quả thật sau đó cô con gái đỗ cùng lúc hai trường đại học danh tiếng ở Huế. 
Nhưng câu chuyện lạ nhất về hòn đá được người dân trong phường Phú Cát truyền tai nhau là “thần đá” phù hộ trúng độc đắc. Sự việc xảy ra cách đây hơn 10 năm. 
Người trúng số khi đó là chị Nguyễn Thị Hồng, ngụ đường Đào Duy Anh (TP. Huế). Gia cảnh chị Hồng ngày xưa rất đặc biệt, khó khăn đến tận cùng. Người phụ nữ này do làm ăn thua lỗ, bị chủ nợ truy tìm gắt gao trốn chạy. Không biết cơ duyên nào, chị Hồng đến ẩn thân đúng chùa Hiệp Thiên. Khi đó thân hình chị tiều tụy, thậm chí chị đã nghĩ đến chuyện quyên sinh thoát kiếp trần gian. 
Rồi một hôm, có đạo tràng tốt bụng, biết hoàn cảnh ngặt nghèo của chị Hồng bèn cho chị 10 nghìn đồng để ăn bữa cơm mặn. Người vỡ nợ không ăn mà giữa lại. Ngày ngày, phụ nữ này đến trước hòn đá khẩn nguyện thần linh giúp mình vượt cơn hoạn nạn. 
Dù nhịn đói, chị Hồng vẫn lấy 10 ngàn đồng kia mua hai tờ vé số. Điều may mắn tình cờ đã đến, chị trúng giải đặc biệt trị giá 250 triệu đồng. Sau khi trang trải hết nợ nần, người phụ nữ “sa cơ lỡ vận” về sống hạnh phúc bên chồng con. Đến nay dù đã chuyển vào TP.HCM sinh sống nhưng mỗi lần về quê, chị Hồng đều ghé chùa Hiệp Thiên tạ ơn./.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.