Hơn 8,8 triệu người trên thế giới nhiễm Covid-19

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Đại dịch Covid-19 vẫn đang gia tăng mạnh mẽ trên thế giới, với 150.000 ca mắc mới được ghi nhận vào ngày 18/6, là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày. Tính đến ngày 21/6, hơn 8,81 triệu người đã nhiễm bệnh trên toàn cầu và 462.960 người đã chết.

Theo Reuters, thống kê trên được tính đến 04h00 GMT ngày 21/6. Trong đó, tại Brazil, Bộ Y tế nước này cho biết, tính đến ngày 20/6, tổng cộng đã có gần 50.000 người đã chết vì dịch bệnh Covid-19. Chỉ tính riêng trong vòng 24 giờ tính đến ngày 20/6, số người tử vong do dịch bệnh lên tới 1.022. Tổng số ca nhiễm bệnh tại Brazil tính đến cùng ngày là 1.067.579 ca. Nước này hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Còn Bộ Y tế Ấn Độ ngày 21/6 xác nhận số ca mắc bệnh Covid-19 tại nước này đã tăng thêm 15.413 người chỉ trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh tại nước này đến nay lên thành 410.461 ca, trong khi số ca tử vong đã tăng thêm 306 ca lên thành 13.254 ca. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất trong ngày tại quốc gia Nam Á này.

Theo Bộ Y tế Ấn Độ, số bệnh nhân phục hồi sau khi nhiễm bệnh ở nước này hiện là 227.756 người. Trước sự gia tăng mạnh các ca bệnh mới, chính quyền ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ ngày 20/6 đã yêu cầu các bệnh viện hủy bỏ bất kỳ yêu cầu nghỉ phép nào và buộc tất cả người lao động trở lại làm nhiệm vụ ngay lập tức. 

Tại Australia, tiểu bang đông dân thứ 2 của nước này là Victoria đã gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần nữa đến ngày 19/7 nhằm chống lại sự gia tăng đột biến của các ca nhiễm bệnh mới. Trong khi đó, các nước châu Âu cũng đang dần từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona chủng mới gây bệnh Covid-19.

Tây Ban Nha ngày 20/6 đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp được áp đặt khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ. Kể từ ngày 21/6, Tây Ban Nha sẽ cho phép các du khách nhập cảnh từ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) và khu vực Schengen không cần phải tự cách ly 2 tuần.

Ở các nơi khác, Ả rập Xê-út thông báo từ sáng 21/6 sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm trên toàn quốc và dỡ bỏ các hạn chế đối với các doanh nghiệp sau 3 tháng áp dụng biện pháp phong tỏa.

Trong phát biểu ngày 21/6, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cũng cho biết trong tuần này, Anh sẽ công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp phong tỏa vì Covid-19, có thể nới lỏng quy định giãn cách xã hội 2m, cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại trong đầu tháng 7.

Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một phát biểu trước hàng ngàn người ủng hộ cho biết ông đã yêu cầu các quan chức Mỹ làm chậm lại việc xét nghiệm virus Corona chủng mới, gọi đó là “con dao hai lưỡi” dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện.

Song, một quan chức Nhà Trắng cho biết ông Trump đã nói đùa khi kêu gọi chậm lại việc xét nghiệm. Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết họ đã tạm dừng một thử nghiệm lâm sàng để đánh giá sự an toàn và hiệu quả của thuốc sốt rét hydroxychloroquine trong điều trị các bệnh nhân Covid-19 nhập viện.

Tại Trung Quốc, các quan chức ở Bắc Kinh đang tiến hành các xét nghiệm để phát hiện dấu vết của virus Corona chủng mới trên tất cả các nhân viên giao hàng thực phẩm và bưu kiện trong nỗ lực kiềm chế một ổ dịch mới tại thủ đô.

Viện Sinh học Y khoa thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc (IMBCAM) ngày 21/6 cho biết, các nhà nghiên cứu Trung Quốc từ ngày 20/6 đã bắt đầu thử nghiệm trên người giai đoạn 2 với vaccine tiềm năng ngừa virus Corona chủng mới nhằm đánh giá hiệu quả và an toàn của vaccine. Vaccine mà IMBCAM thử nghiệm là 1 trong số 6 loại vaccine tiềm năng mà các nhà khoa học Trung Quốc đang thử nghiệm trên người. 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.