Ông Nhật và Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế Quốc hội vừa trở về từ miền Trung sau chuyến khảo sát hiện trường để phục vụ việc thẩm tra, báo cáo Quốc hội về Dự án cao đường tốc Bắc - Nam.
Mục đích của chuyến đi này theo Thứ trưởng GTVT là để các cơ quan chức năng của Quốc hội “mục sở thị” tình hình trên QL1, xem tuyến này ách tắc, quá tải và đang chịu áp lức ở mức độ nào...
“Ngoài ra, đây cũng là dịp để các cơ quan của Quốc hội kiểm tra hướng tuyến của Dự án cáo tốc Bắc - Nam, xem trên thực địa và báo cáo mà Bộ GTVT trình như thế nào, có gì bất cập không. Đặc biệt, cơ quan chức năng cũng kiểm tra dự án nếu triển khai có động đến rừng, có đi qua các khu kinh tế hay vào đất hai lúa hay không. Ở hiện trường, Đoàn cũng xem thêm trên tuyến dự kiến có nhiều giao cắt hay không, bởi một dự án khi triển khai mà nhiều giao cắt, kết nối quá cũng không hợp lý và khá tốn kém”, lời ông Nhật.
Kết quả của những chuyến khảo sát gần đây như thế nào, các cơ quan của Quốc hội phản hồi ra sao sau khi trở về từ thực địa, thưa ông?
Ngoài Ủy ban Kinh tế, các Ủy ban khác như Tài chính - Ngân sách và Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cũng đã có những chuyển khảo sát dọc toàn tuyến khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tính thần, các Đoàn đã đánh giá cao tinh thần chủ động trong công tác chuẩn bị của Bộ GTVT.
Theo đó, các đoàn công tác đã nhìn thấy những điểm nghẽn trên QL1, bởi nó đi qua nhiều khu kinh tế, thành phố, khu dân cư đông đúc... khiến tốc độ xe chạy rất hạn chế, tỷ lệ tai nạn giao thông cao, ô nhiễm môi trường lớn... Điều đáng nói, QL1 nhiều nơi không thể kết nối đến các trong điểm kinh tế, cảng biển, sân bay... để tạo sự liên hoàn và tăng cường năng lực vận tải cũng như kết nối phương thức vận tải.
Những bất cấp nêu trên chắc chắn sẽ được Dự án cao tốc Bắc - Nam xử lý triệt để nếu nó sớm được quyết định đầu tư. Thực tế, có thể thấy có 2 đoạn đang chịu nhiều áp lức, cần thiết xem xét đầu tư sớm đó là đoạn Nha Trang - TP.HCM và Hà - Nội Vinh.
Khảo sát trên tuyến, Đoàn cũng ghi nhận diện tích thu hồi đất để giải phóng mặt bằng cho dự án lên tới hàng ngàn ha, nhưng thực tế không đi vào rừng đặc dụng và rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, các cơ quan của Quốc hội có lưu ý việc sẽ xuất hiện các “con đê” ngăn lũ, có thể gây ngập lụt ở phía Tây, vì thế cần có biện pháp thiết kế, thi công hợp lý khi thực hiện.
Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ GTVT thực địa Dự án cao tốc Bắc - Nam |
Theo phương án mà Bộ GTVT từng trình, dự án này sẽ có khoảng 40 vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Cơ chế này có được áp dụng đối với tất cả các đoạn trong toàn dự án?
40% vốn từ ngân sách chủ yếu là để hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng và hồ sơ thủ tục ban đầu để nhà đầu tư khi tham gia dự án có ngay đất “sạch” mà bắt tay ngay vào việc đầu tư.
Nhưng cũng xin lưu ý rằng, cơ chế này không áp dụng cứng nhắc trên toàn tuyến. Cụ thể, đoạn nào dự báo lưu lượng xe đông thì chỉ là 30% hoặc thấp hơn. Thập chí, có đoạn sẽ là 0% nếu dự báo có lưu lượng xe tốt.
Dự kiến, từ nay đến năm 2020, sẽ đầu tư và giải phóng mặt bằng khoảng 713 km, với tổng đầu tư khoảng hơn 130 ngàn tỷ đồng. Việc huy động một lượng vốn lớn ngoài ngân sách như vậy để phục vụ nhu cầu đầu tư nói trên liệu có khả thi, thưa ông?
Ngoài phần ngân sách đầu tư, trong 4 năm tới mà huy động khoảng 60 - 70 ngàn tỷ đồng cho dự án, theo tôi không phải là con số quá lớn và là chuyện quá khó đối với các ngân hàng thương mại. Bởi trước đây, chỉ trong có mấy năm mà chúng ta đã huy động được một lượng vốn rất lớn cho các Dự án BOT quốc lộ.
Tôi chỉ lấy ví dụ riêng Dự án BOT QL1 đoạn Bắc Giang - Lạng Sơn và hầm Đèo Cả của cùng một nhà đầu tư thôi mà họ đã tự thu xếp vay thương mại được tới 30 ngàn tỷ đồng rồi.
Đối với Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, theo tôi vấn đề chính ở đây là cả hệ thống chính trị của chúng ta có quyết tâm và đồng thuận để làm đến cùng hay không mà thôi.
Cao tốc Bắc - Nam dự kiến có 2 giai đoạn đầu tư
Giai đoạn 1 sẽ chia mốc thời gian:
- Ưu tiên 1 (năm 2017-2020): Xây dựng mới đoạn Mai Sơn (Ninh Bình) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế) và đoạn Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) với tổng chiều dài khoảng 632 km. Mở rộng đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), đoạn La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng) từ quy mô 2 làn xe lên thành quy mô 4 làn xe cao tốc, tổng chiều dài khoảng 81 km. Chiều dài đầu tư và giải phóng mặt bằng khoảng 713 km; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 130.216 tỷ đồng.
- Ưu tiên 2 (năm 2021-2025): Đầu tư các đoạn còn lại để nối thông dự án, bao gồm đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị) và đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang (Khánh Hòa). Chiều dài đầu tư và giải phóng mặt bằng khoảng 659 km; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 113.096 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 (năm 2025): Mở rộng tuyến cao tốc Bắc - Nam theo quy mô phù hợp với quy hoạch được duyệt; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỷ đồng; căn cứ vào nhu cầu vận tải sẽ quyết định cụ thể thời điểm đầu tư, phương án đầu tư và nguồn vốn.