Hơn 400 học sinh bị ảnh hưởng sau sự cố sập cầu Phong Châu

Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
Cầu Phong Châu nhìn từ trên cao sau sự cố sập cầu (Ảnh: Xuân Hồng)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện có 419 học sinh trên địa bàn huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) bị ảnh hưởng do sự cố sập cầu Phong Châu. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã bố trí cho các em học tạm tại các trường khác cho đến khi sự cố được khắc phục.

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh thuộc các khu vực huyện Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê bị ảnh hưởng bởi việc sập cầu Phong Châu và việc tạm cấm các phương tiện qua lại cầu Trung Hà (nối huyện Tam Nông với huyện Ba Vì, Hà Nội), cầu Tứ Mỹ (nối huyện Tam Nông với huyện Cẩm Khê) được học tập thuận lợi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp đảm bảo công tác dạy và học diễn ra an toàn, hiệu quả trong thời gian khắc phục sự cố.

Theo đó, Trường THPT Tam Nông sẽ tiếp nhận 26 học sinh của huyện Lâm Thao học tạm trong thời gian cấm các phương tiện qua lại cầu Trung Hà, Tứ Mỹ và khắc phục sự cố gãy cầu Phong Châu.

Theo thống kê sơ bộ, có 419 học sinh thuộc các Trường THPT: Hưng Hóa, Mỹ Văn, Tam Nông (huyện Tam Nông); Long Châu Sa, Lâm Thao (huyện Lâm Thao); Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Tam Nông, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lâm Thao bị ảnh hưởng việc đi lại do sự cố sập cầu.

Trong đó có 52 học sinh đang học ở các trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lâm Thao sẽ được gửi học tạm thời tại các trường của huyện Tam Nông. 367 học sinh đang học ở trường THPT, Trung tâm GDNN-GDTX Tam Nông sẽ tạm thời học tại các trường của huyện Lâm Thao.

Đối với các cấp học khác, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo: Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn rà soát, nắm bắt số trẻ em, học sinh đi học hằng ngày qua các cầu Phong Châu, Tứ Mỹ. Đồng thời phối hợp tiếp nhận trẻ em, học sinh có nhu cầu học tạm tại các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn trong thời gian khắc phục sự cố gãy cầu Phong Châu và cấm các phương tiện qua cầu Tứ Mỹ, Trung Hà.

Giao các trường THPT, các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn huyện Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê tiếp tục rà soát, lập danh sách học sinh của đơn vị có nhu cầu học tạm tại các trường ở huyện Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê.

"Các đơn vị, trường học gửi học sinh học tạm và đơn vị nhận học sinh học tạm thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình, kết quả học tập của học sinh. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để quản lý, hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tạm", Sở Giáo dục tỉnh này nêu rõ.

Sau khi có cầu tạm thay thế cầu Phong Châu và thông xe cầu Trung Hà, cầu Tứ Mỹ, các đơn vị bàn giao học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh học tạm về đơn vị cũ. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, dạy bù, bồi dưỡng củng cố kiến thức cho học sinh của đơn vị sau thời gian học sinh học tạm.

Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nước lũ trên sông Thao lên rất cao, kết hợp lưu tốc dòng chảy xiết, vào khoảng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu bị gãy trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu (nhịp 6 và nhịp 7).

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, sơ bộ ban đầu xác định tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện đang di chuyển trên cầu (trong đó: 1 xe ô tô tải, 2 xe ô tô đầu kéo, 6 xe mô tô, 1 xe máy điện); 8 người mất tích; đã cứu, đưa 3 người bị thương đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Do nước lũ dâng cao, chảy xiết nên việc triển khai các biện pháp tìm kiếm cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn. Đến chiều nay, lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác chuẩn bị, chờ điều kiện thuận lợi để triển khai tìm kiếm cứu nạn.

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.