Hơn 300 nữ sinh Nigeria bị bắt cóc trong đêm

Hơn 300 nữ sinh Nigeria bị bắt cóc trong đêm
(PLVN) - Các tay súng chưa rõ danh tính đã bắt giữ hơn 300 nữ sinh trong cuộc đột kích vào một trường học ở Tây Bắc Nigeria vào rạng sáng ngày 26/2, Reuters dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết.

Ngày 26/2, giới chức địa phương xác nhận hơn 300 trẻ em tại một trường học ở thị trấn Jangebe, bang Zamfara, miền Tây Bắc Nigeria, đã bị  các tay súng chưa rõ danh tính bắt cóc.

Người phát ngôn của bang Zamfara cho biết lực lượng an ninh đang tiến hành tìm kiếm khắp khu vực.

Trong khi đó, nguồn tin của Reuters cho hay, số nữ sinh bị bắt cóc là 317 người, đều học ở Trường Trung học Khoa học Nữ sinh của Chính phủ ở thị trấn Jangebe.

“Có thông tin rằng họ đã được chuyển đến một khu rừng lân cận và chúng tôi đang truy tìm”, Abutu Yaro - ủy viên cảnh sát Zamfara - nói trong một cuộc họp báo. Tuy nhiên, ông không cho biết liệu số người có được chuyển đến rừng có bao gồm tất cả số nữ sinh trên hay không.

Sulaiman Tanau Anka - Ủy viên thông tin của Zamfara - nói với Reuters rằng những kẻ tấn công đã tấn công liên tục trong cuộc đột kích lúc 1 giờ sáng. “Thông tin tôi có được cho biết họ có xe đến và di chuyển học sinh, họ cũng di chuyển một số đi bộ,” anh nói.

Đây là vụ bắt cóc thứ 2 xảy ra ở miền Bắc Nigeria chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua.

Hồi tuần trước, một nhóm tay súng chưa rõ danh tính đã sát hại một sinh viên của một trường học ở bang Niger, miền Trung Nigeria, và bắt cóc 42 người, trong đó có 27 sinh viên. Hiện các nạn nhân vẫn chưa được trả tự do.

Trước đó, vào tháng 12/2020, hàng chục tay súng đã bắt cóc 344 học sinh từ thị trấn Kankara ở phía Tây Bắc bang Katsina. Họ được trả tự do sau 6 ngày nhưng chính phủ từ chối khoản tiền chuộc.

Vào năm 2018 đã xảy ra vụ bắt cóc hơn 100 nữ sinh từ thị trấn Dapchi ở Đông Bắc Nigeria. Sau đó, tất cả nữ sinh, trừ một người theo đạo Cơ đốc, đã được thả.

Có lẽ vụ bắt cóc khét tiếng nhất trong những năm gần đây là khi các chiến binh Boko Haram bắt cóc 276 nữ sinh từ thị trấn Chibok, bang Borno vào tháng 4/2014. Vụ việc đã thu hút sự chú ý rộng rãi trên toàn cầu.

Nhiều người đã được quân đội tìm thấy hoặc giải cứu, hoặc được giải thoát trong các cuộc đàm phán giữa chính phủ và Boko Haram, cũng với một khoản tiền chuộc khổng lồ, theo các nguồn tin.

Tuy nhiên, 100 người vẫn còn mất tích.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.