Hơn 245 vụ bạo lực học đường ở Nghệ An và nỗi lo 'bạo lực trắng'

Một vụ bạo lực học đường ở Nghệ An (ảnh cắt từ clip)
Một vụ bạo lực học đường ở Nghệ An (ảnh cắt từ clip)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An lo ngại học sinh, người trẻ không chỉ bạo lực "nóng" qua hành động đánh nhau, mà còn có tình trạng “bạo lực trắng”, tức tẩy chay, gây áp lực tâm lý ngoài đời lẫn trên mạng xã hội.

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An dành nhiều thời gian thảo luận tại hội trường để đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và các giải pháp về tình trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường. Các đại biểu cho rằng, bạo lực học đường hiện diễn ra nhức nhối tại Nghệ An, xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau.

Thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, từ 2021 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, thống kê chưa đầy đủ đã xảy ra 38 vụ bạo lực học đường. Trong đó một số vụ việc bạo lực xảy ra ngoài nhà trường có quay video đưa lên mạng xã hội gây dư luận bức xúc.

Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường, vấn đề về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh cũng như cách giáo dục không phù hợp của phụ huynh. Theo đại biểu này đã xảy ra tình trạng trên lớp trò không sợ thầy, không kính thầy, ra đường người già sợ trẻ nhỏ, về nhà cha mẹ phải nịnh con.

Theo đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), thực trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ mà còn đe dọa đến an toàn, an ninh trường học. Đại biểu Đàm lo lắng khi xuất hiện tình trạng “bạo lực trắng” như tẩy chay, gây áp lực tâm lý và bạo lực trên không gian mạng có dấu hiệu gia tăng về số vụ cũng như mức độ.

Còn có hiện tượng bạo lực học đường diễn ra giữa giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, các vụ việc phụ huynh có lời lẽ, hành vi đe dọa giáo viên, đe dọa nhà trường cũng diễn ra phức tạp, thậm chí nhiều trường hợp phụ huynh vào tận trường học đánh giáo viên vì có liên quan đến con em của họ. Những điều đó đã làm cho môi trường giáo dục không an toàn, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ cao cả “trồng người”…

Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành trả lời chất vấn

Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành trả lời chất vấn

Trả lời các ý kiến chất vấn của đại biểu, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định phòng chống bạo lực học đường được ngành xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, phải tiến hành thường xuyên. Thời gian qua, ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm hạn chế tối đa các vụ việc bạo lực học đường.

Ngành giáo dục đang triển khai nhiều giải pháp, mô hình để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các em học trên trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, theo ông Thái Văn Thành, cần phát huy vai trò của chính quyền địa phương, phụ huynh cũng như các thành viên trong gia đình… trong ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý đề nghị UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển biến thành hành động cho tất cả các tầng lớp Nhân dân, giáo viên, xác định cả hệ thống chính trị vào cuộc trong việc chăm lo, bảo vệ trẻ em. Người giáo viên không chỉ dạy về chuyên môn mà phải có đủ lòng bao dung, tình yêu thương, sự sâu sắc để nắm bắt tâm, sinh lý của học sinh, trao yêu thương, khơi dậy khát vọng cho các em. Đồng thời, tuyên truyền để chính các em tự biết bảo vệ mình.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận phiên chất vấn

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận phiên chất vấn

Mặt khác, UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tập trung lãnh đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, gắn với việc xây dựng kịch bản cụ thể để kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề và tình huống xảy ra. Trong đó, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu niên và nhi đồng, phải làm thực sự, không chỉ trong nhà trường mà còn trong gia đình, xã hội…

Bên cạnh đó, nghiên cứu tăng thời lượng giáo dục kỹ năng sống, tích hợp vào các môn Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, hoạt động trải nghiệm, chú ý về chất lượng tại các trung tâm kỹ năng sống. Đặc biệt, trong giáo dục kỹ năng sống cần quan tâm giáo dục các kỹ năng về quản lý cảm xúc, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng sử dụng, ứng xử trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...