Hơn 200.000 người chết vì COVID-19 toàn cầu, 90% ở Mỹ và châu Âu

Phụ nữ đeo khẩu trang trên đường phố Tehran (Iran), ngày 25/4/2020. Ảnh: Reuters.
Phụ nữ đeo khẩu trang trên đường phố Tehran (Iran), ngày 25/4/2020. Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Gần 2,9 triệu người nhiễm bệnh, và ngưỡng 200.000 ca tử vong do COVID-19 đã được vượt qua vào tối thứ Bảy – 25/4, với gần 90% trong số đó ở châu Âu và Mỹ, còn Tổ chức Y tế thế giới WHO bày tỏ sự dè dặt về vấn đề "hộ chiếu miễn dịch" - một ý tưởng được một số quốc gia dùng để hỗ trợ quyết định gỡ bỏ hạn chế.

Trong gần 2.887.894  ca nhiễm  bệnh ở 210 quốc gia và vùng lãnh thổ theo số liệu của Đai học John Hopkins, thì Mỹ là nước có số ca nhiễm nhiều nhất: 938.154 ca, tiếp sau là Tây Ban Nha (223.759), Italy (195.351), Pháp (161.644), Đức (156.513), Vương quốc Anh (149.569), Thổ Nhĩ Kỳ (107.773), Iran (89.328), Trung Quốc (83.909), Nga (74.588).

Trong 202.946 người chết, Mỹ là quốc gia có nhiều người chết nhất (53.000), tiếp theo là Ý (26.384), Tây Ban Nha (22.902), Pháp (22.614) và Vương quốc Anh (20.319).

Ngày thứ Bảy – 25/4, Mỹ ghi nhận số ca chết trong ngày là 2.494 người, tăng trở lại sau khi ngày trước đó ghi nhận số thấp nhất trong gần ba tuần (1.258).

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể kéo dài cách biệt cộng đồng tới sau ngày 1/5 nếu ông cảm thấy đất nước chưa an toàn. Hạ viện nước này cũng thông qua gói cứu trợ 480 tỷ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, bệnh viện và mở rộng xét nghiệm COVID-19.  

Chính phủ Tây Ban Nha công bố lệnh phong tỏa tại Tây Ban Nha sẽ kéo dài đến ngày 9/5 nhưng một số quy định được nới lỏng từ ngày 26/4 như cho phép trẻ em ra ngoài trong khoảng thời gian nhất định.

Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm ở New York, Mỹ, nhày 24/4/2020.
 Người dân xếp hàng chờ nhận thực phẩm ở New York, Mỹ, nhày 24/4/2020.

Italy ghi nhận mức tăng ca tử vong trong một ngày thấp nhất kể từ 19/3. Chính quyền Italy dự kiến nới phong tỏa từ ngày 4/5. Nước này áp phong tỏa toàn quốc từ 9/3, buộc người dân phải ở nhà, hầu hết các doanh nghiệp phải đóng cửa, gây áp lực lớn cho nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro.

Pháp dự kiến sẽ cho phép một số trường học mở cửa trở lại sau 11/5 song những cơ sở kinh doanh không thiết yếu như quán cà phê, nhà hàng dự kiến tiếp tục ngừng hoạt động.

Đức  được đánh giá phản ứng nhanh với Covid-19 và bước đầu kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo cuộc chiến chống Covid-19 mới ở giai đoạn đầu và đại dịch dường như sẽ thành một phần cuộc sống trong thời gian dài.  

Dù tiếp tục là vùng dịch lớn nhất châu Á với 89.328 ca nhiễm, nhưng Iran có ngày thứ 12 liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100. Chính phủ Iran vẫn chưa cho phép trường học mở cửa trở lại cũng như tiếp tục cấm các hoạt động đông người như tụ họp văn hóa, tôn giáo và thể thao. Tuy nhiên, các trung tâm mua sắm, chợ và công viên nối lại hoạt động trong tuần này và cũng dỡ bỏ lệnh cấm đi lại liên thành phố. 

Trung Quốc tăng thêm 11 ca trong ngày 25/4, không có người nào chết trong ngày. Đến nay, Trung Quốc có tổng 82.827 người nhiễm bệnh, 4.632 người chết vì COVID-19.

Số ca nhiễm ghi nhận ở Panama ngày 25/4 là 5.538 ca, tăng thêm 200 ca so với ngày trước, trong đó 159 người chết (tăng 5 ca).

Mexico tăng 970 ca nhiễm bệnh và 84 người chết chỉ trong 1 ngày, nâng tổng số ca nhiễm bệnh ở nước này lên 13.842 ca và 1.305 người chết.

Tại Đông Nam Á, Singapore tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 12.693 ca nhiễm, tăng 618 ca, đa phần là lao động nước ngoài trong các ký túc xá. Số ca tử vong là 12, không thay đổi trong ba ngày qua.  

Indonesia ghi nhận 8.607 ca nhiễm, tăng 396 trường hợp, 720 ca tử vong, tăng 31 người chết do COVID-19, tiếp tục là vùng dịch chết chóc nhất khu vực. Philippines là vùng dịch lớn thứ ba Đông Nam Á, với 7.294 ca nhiễm COVID-19 (tăng thêm 102 ca) và 494 ca tử vong (tăng thêm 17 ca). Tổng thống Rodrigo Duterte gia hạn phong tỏa ở thủ đô Manila cho đến ngày 15/5, nhưng sẽ giảm bớt các hạn chế ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn.

Malaysia báo cáo tổng số ca nhiễm và chết lên lần lượt là 5.742 (tăng thêm 51) và 98 (tăng thêm 2). Thái Lan thông báo thêm 53 ca nhiễm và 1 người chết do COVID-19 trong ngày 25/4, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.907 ca và số ca tử vong là 51. 

Việt Nam, Campuchia, Đông Timor Lào chưa ghi nhận ca tử vong nào.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.