Hơn 200 tạp chí kêu gọi hành động khẩn cấp đối phó khủng hoảng khí hậu

Một người phụ nữ phản ứng khi đám cháy rừng đến gần ngôi nhà của mình ở Evia, Hy Lạp.
Một người phụ nữ phản ứng khi đám cháy rừng đến gần ngôi nhà của mình ở Evia, Hy Lạp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một bài xã luận được xuất bản bởi hơn 200 tạp chí sức khỏe trên khắp thế giới kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện các biện pháp ngăn chặn "mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng".

Tạp chí Y khoa Anh cho biết, đây là lần đầu tiên nhiều ấn phẩm cùng đưa ra một nhận định giống nhau, phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Bài xã luận sẽ được công bố trước đại hội đồng Liên Hợp Quốc và hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow vào tháng 11/2021. "Trước thềm các cuộc họp quan trọng này, chúng tôi - biên tập viên của các tạp chí sức khỏe trên toàn thế giới - kêu gọi hành động khẩn cấp để giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng dưới 1,5 độ C, ngăn chặn sự tàn phá của thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe", The Guardian ngày 6/9 dẫn một phần nội dung bài xã luận.

"Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và sự tàn phá của thế giới tự nhiên, đã và đang gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng. Khoa học đã chỉ rõ, việc nhiệt độ toàn cầu gia tăng trên 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp và việc tiếp tục mất đa dạng sinh học, có nguy cơ gây tác hại thảm khốc đối với sức khỏe mà không thể đảo ngược được".

"Mặc dù thế giới đang nỗ lực chống lại đaị dịch COVID-19, chúng tôi không thể đợi đến lúc đại dịch kết thúc mới giảm lượng khí thải. Việc bài xã luận này xuất hiện trên các tạp chí sức khỏe trên khắp thế giới đã phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình hình".

"Chúng tôi, với tư cách là biên tập viên của các tạp chí sức khỏe, kêu gọi các chính phủ và các nhà lãnh đạo hành động, đánh dấu năm 2021 là năm mà thế giới cuối cùng đã thay đổi hướng đi".

Tiến sĩ Fiona Godlee, tổng biên tập của BMJ và là đồng tác giả của bài xã luận, cho biết: "Các chuyên gia y tế nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19 cũng đã cảnh báo rằng, nếu nhiệt độ trung bình vượt quá 1,5 độ C và thiên nhiên tiếp tục bị tàn phá, cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ xảy đến và nguy hiểm hơn nhiều. Các quốc gia giàu có hơn phải hành động nhanh hơn và làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ những quốc gia đã phải chịu đựng nhiệt độ cao. 2021 phải là năm thế giới thay đổi - sức khỏe của chúng ta phụ thuộc vào điều đó".

Bài xã luận sẽ được xuất bản trên BMJ, Lancet, Tạp chí Y học New England, Tạp chí Y học Đông Phi, Bản tin Khoa học Trung Quốc, Tạp chí Y khoa Quốc gia Ấn Độ, Tạp chí Y khoa Australia.

Đọc thêm

Phòng ngừa ẩn họa cháy rừng mùa lễ hội

Công tác phòng, chống cháy rừng trong mùa lễ hội đòi hỏi sự chủ động từ cả chính quyền và cộng đồng. (Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
(PLVN) - Mùa xuân, mùa của lễ hội và du lịch, cũng là mùa cao điểm của nguy cơ cháy rừng. Sự chủ quan, bất cẩn trong sử dụng lửa, đốt dọn nương rẫy… có thể biến những cánh rừng xanh thành tro tàn chỉ trong chốc lát. Hơn bao giờ hết, cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng, phát huy vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ "lá phổi xanh" của đất nước.

Hưởng ứng Tết trồng cây theo lời dạy của Bác - Vun đắp tương lai xanh từ những 'chiến binh' ven biển

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện UNDP Việt Nam và các đại biểu trồng cây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. (Ảnh: UNDP Việt Nam )
(PLVN) - Trải qua nhiều thập kỷ, lời dạy của Bác Hồ về Tết trồng cây vẫn vẹn nguyên giá trị, trở thành phong trào lan tỏa khắp cả nước mỗi dịp Xuân về. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, việc trồng và bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển, không chỉ là hành động tri ân mà còn là đầu tư thiết yếu cho tương lai bền vững, bảo vệ cuộc sống của hàng triệu người dân trước thiên tai.

40.000ha rừng Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy

Hiện tại hơn 40.000ha rừng trong tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nguy cơ cháy cao
(PLVN) - Ngày 6/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang đưa ra cảnh báo về nguy cơ cháy rừng gia tăng trong mùa khô năm 2025. Theo dự báo, tình trạng nắng nóng và hanh khô sẽ kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bùng phát cháy rừng. Hiện, hơn 40.000ha rừng đang đứng trước nguy cơ cháy cao, đe dọa đến hệ sinh thái và đời sống của người dân địa phương.