Hơn 2 triệu người mắc COVID-19 khỏi bệnh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 14/2, Bộ Y tế cho biết đến nay có hơn 2,22 triệu người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh.Trong số các ca đang điều trị hiện có 366 ca nặng phải thở máy, can thiệp ECMO.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.510.860 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 25.427 ca nhiễm).

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.503.698 ca, trong đó có 2.223.937 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.851), Bình Dương (293.300), Hà Nội (168.514), Đồng Nai (100.063), Tây Ninh (88.749).

Bộ Y tế cho biết đến nay có hơn 2,22 triệu người mắc COVID-19 ở Việt Nam đã khỏi bệnh; Trong số các ca đang điều trị hiện có 366 ca nặng phải thở máy, can thiệp ECMO; Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.226.754 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.610 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.943 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 301 ca;Thở máy không xâm lấn: 81 ca; Thở máy xâm lấn: 269 ca; ECMO: 16 ca

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 89 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.946 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.713.695 mẫu tương đương 77.773.547 lượt người, tăng 55.724 mẫu so với ngày trước đó.

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 185.731.134 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.212.013 liều, tiêm mũi 2 là 74.723.923 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 31.795.198 liều.

TP HCM, trong sáng nay 14/2, hơn 1 triệu học sinh từ mầm non đến lớp 6 đã chính thức đi học lại sau 9 tháng ở nhà học online để phòng tránh dịch COVID-19. Học sinh từ lớp 7 đến 12 ở TP HCM đã đến trường trước đó.

Sở Giáo dục - đào tạo TP HCM cho biết có hơn 80% phụ huynh học sinh tiểu học và gần 70% phụ huynh học sinh từ 3 - 6 tuổi đăng ký cho con em đi học trực tiếp đợt này.

Theo kế hoạch của sở, học sinh tiểu học TP HCM sẽ đi học trực tiếp trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

Đối với các học sinh đi học trực tiếp, giáo viên tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập theo nhóm, có giải pháp củng cố, bồi dưỡng kiến thức đối với những học sinh chưa học trực tuyến hoặc có học trực tuyến nhưng không đạt được yêu cầu về phẩm chất, năng lực.

Đối với các học sinh chưa đi học trực tiếp, sẽ tiếp tục học từ xa, hoàn thành các nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên.

Cũng theo Sở Giáo dục - đào tạo TP HCM, từ ngày 21/2, các trường tiểu học sẽ thực hiện giảng dạy chương trình tuần 20 của năm học. Việc kiểm tra định kỳ dành cho học sinh khối 1, 2 sẽ được thực hiện vào tuần 21.

Hà Nội, ngày 13/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành văn bản về việc rà soát, tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ mắc COVID-19.

Theo đó, để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm chủng vaccine nhằm bảo vệ cho người dân, đặc biệt ở nhóm người trên 50 tuổi, người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 nhằm giảm tỷ lệ chuyển nặng, tỷ lệ tử vong, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, tuyên truyền, vận động và tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm trên địa bàn;

Tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà, đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều cơ bản; thực hiện nghiêm chiến dịch cao điểm tiêm chủng mùa xuân theo Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" việc tổ chức tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của ngành Y tế, phấn đấu hoàn thành việc tiêm phủ mũi bổ sung, mũi nhắc lại trong quý I năm 2022.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu bỏ sót các đối tượng nguy cơ và kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn quản lý.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Y tế chịu trách nhiệm đảm bảo đủ cơ số thuốc, vaccine tiêm chủng phòng COVID-19; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng trên; hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện đảm bảo an toàn trong công tác tiêm chủng.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.